Nếu không có gì thay đổi thì trong khoảng vài năm ngắn ngủi tới, 30 khách sạn thuộc sở hữu và quản lý của thương hiệu cao cấp Marriott International sẽ chính thức ra mắt, rải rác trên khắp đất nước Việt Nam, tạo ra hàng nghìn, thậm chí hàng triệu việc làm cho thu nhập và đãi ngộ hấp dẫn bậc nhất.
30 khách sạn mang thương hiệu cả cũ lẫn mới sắp xuất hiện tại Việt Nam
Nhiều nguồn tin chính thống cho hay, thương hiệu Marriott International đang có kế hoạch mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ lưu trú tại Việt Nam khi dự kiến tăng gấp 4 lần danh mục đầu tư với 30 khách sạn, tương đương gần 9.000 phòng nghỉ, đã và sắp được triển khai xây dựng - hoàn thành - mở cửa hoạt động trong thời gian sắp tới. Cụ thể:
- Shereton Hotel & Resort dự kiến ra mắt tại một số địa điểm mới, như: Phú Quốc, vịnh Hạ Long, Đà Lạt và Bình Châu.
- Bộ sự tập Khách sạn Renaissance (dự án BĐS mới) được lên kế hoạch cho Đà Nẵng.
- Các khách sạn mang thương hiệu Le Méridien Hotels & Resorts chọn Đà Nẵng và Cam Ranh để đón khách.
- Khách sạn Marriott (thương hiệu hàng đầu của Tập đoàn) sẽ đến Hà Nội và Hội An.
- Thương hiệu Westin Hotels & Resorts được lên kế hoạch đến Hà Nội và Cam Ranh
- Marriott Executive Apartments (thương hiệu lưu trú dài hạn) đang vào Đà Nẵng.
- Fairfield by Marriott được lên kế hoạch giới thiệu đến các địa điểm như Vĩnh Yên, Hạ Long và Hà Nội.
- Courtyard by Marriott được đưa đến Đà Nẵng, Hạ Long và Nha Trang...
Được biết, Marriott International hiện đang vận hành 10 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam, quy mô 3,294 phòng, mang tên 6 thương hiệu khác nhau của Tập đoàn, tọa lạc chủ yếu tại các điểm đến hàng đầu về phát triển du lịch như: Hà Nội, Tp.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc và Bình Dương. Kế hoạch tăng thêm danh mục đầu tư mảng lưu trú cao cấp - phân bố rải rác ở đa dạng các tỉnh, thành tiềm năng thể hiện tầm nhìn chiến lược trong mục tiêu mở rộng thị trường và tiếp nối thành công từ những thương hiệu đã có.
Việt Nam được Marriott chọn để mở rộng thị trường kinh doanh lưu trú do đâu?
Theo Chủ tịch khu vực Marriott International Châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Đại Trung Hoa) cho biết: “Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng suốt những năm gần đây (bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19), các chính sách phát triển phối hợp được thúc đẩy, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư mạnh mẽ. Đây là một trong những lý do để cả chủ đầu tư và bên nhận nhượng quyền tin tưởng và kỳ vọng vào tiềm năng kinh doanh của thương hiệu mới trong tương lai”.
Được biết, các thương hiệu dịch vụ mở mới tại Việt Nam được Marriott chọn lọc kỹ càng, phù hợp và cung cấp đa dạng lựa chọn nghỉ dưỡng của du khách trong nước và quốc tế.
“Là một điểm đến sôi động trong khu vực và đạt mức du lịch kỷ lục suốt những năm qua (trước dịch) khi du khách quốc tế đổ xô đến Việt Nam và du khách trong nước cũng ồ ạt tận hưởng dịch vụ hạng sang tại chính nước họ. Thêm nữa, việc mở cửa biên giới gần đây đặt kỳ vọng về sự phục hồi nhanh chóng của ngành du lịch Việt và chúng tôi vui mừng được cấp phép để mở rộng ra nhiều nơi hơn nữa tại đất nước quyến rũ này.” - vị Phó Chủ tịch Khu vực tiếp lời.
Nhân sự nghề có cơ sở để hy vọng về cơ hội việc làm và phúc lợi tốt hơn!
Rõ ràng, việc một Tập đoàn lớn đầu tư hàng chục thương hiệu cao cấp tại Việt Nam mở ra cơ hội việc làm cũng như thu nhập ổn định và hấp dẫn cho lao động Việt nói chung và lao động địa phương nói riêng.
Ngoài ra, chính sự xuất hiện của một loạt cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú tiềm năng sẽ tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thu hút và tuyển dụng nhân sự mới, cũng như giữ chân nhân viên giỏi; từ đó, buộc các doanh nghiệp quan tâm hơn đến các yếu tố như lương, phúc lợi, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến… của nhân viên.