Ngày nay, nhu cầu du lịch của mỗi người đều được tăng cao. Du lịch trở thành một điều thiết yếu đối với hầu hết tất cả mọi người. Chính vì thế, việc ngành du lịch phát triển kéo theo những thứ liên quan tới nó cũng phát triển lên. Điển hình ở đây, đó chính là những khách sạn.
Khách sạn là một thứ không thể thiếu đối với những người thường xuyên có những chuyến đi “ngao du” đó đây xa nhà. Do đó, hàng loạt những chuỗi khách sạn mọc lên, kéo theo sự cạnh tranh rất lớn. Chính vì lẽ đó, việc xếp hạng khách sạn được ra đời, nhằm mục đích phân loại chất lượng khách sạn. Việc xếp hạng khách sạn đã trở thành yếu tố quan trọng, nhằm quảng bá, khẳng định tên tuổi, khẳng định đẳng cấp của một khách sạn đối với khách hàng.
Khách sạn muốn được công nhận hạng sao cần đáp ứng những tiêu chí nào?
Tại Việt Nam, khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng từ 1 đến 5 sao theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391: 2009: là khách sạn có cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng phục vụ cao, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch về ăn, nghỉ, sinh hoạt, giải trí theo tiêu chuẩn của từng hạng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và được đánh giá thông qua các tiêu chí sau:
- Vị trí, kiến trúc, quy mô của khách sạn
- Trang thiết bị, tiện nghi phục vụ
- Nhân viên phục vụ
- Dịch vụ và mức độ phục vụ
- Vệ sinh
Tùy theo từng cấp độ của các tiêu chí nêu trên để đánh giá xếp hạng khách sạn.
Vậy, để được xếp hạng, nâng sao cho một khách sạn, chúng ta cần làm gì? Cùng Hoteljob.vn tìm hiểu nhé!
Thẩm quyền cấp hạng sao và những thủ tục liên quan
- Thẩm quyền
• Hạng 1 sao, 2 sao: Thẩm quyền cấp thuộc về Sở văn hóa thể thao và du lịch
• Hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao: Thẩm quyền cấp thuộc về Tổng cục du lịch
- Thủ tục, giấy tờ
Để có thể tiến hành cấp hạng sao, các khách sạn cần cung cấp đầy đủ những loại giấy tờ sau đây:
• Biểu đánh giá chất lượng cơ sở lưu trú du lịch quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch.
• Danh sách người quản lý và nhân viên phục vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
• Bản sao có giá trị pháp lý văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của trưởng các bộ phận lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, bảo vệ.
• Các bản sao có giá trị pháp lý bao gồm:
→ Giấy chứng nhận về đăng ký kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có);
→ Văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ và thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch đối với người quản lý;
→ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
→ Văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với khách sạn, nhà nghỉ du lịch cao từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng;
→ Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở lưu trú du lịch có cung cấp dịch vụ ăn uống).
Khách sạn có phục vụ ăn uống phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Trên đây là những thông tin gửi đến độc giả, mong rằng sẽ giúp quý khách hàng và độc giả hiểu được thêm về loại giấy tờ này.
Theo Hoteljob.vn