Tìm hiểu các loại thuế phải nộp trong kinh doanh nhà hàng
admin | Đăng lúc 15:57 - 17/02/2023

Thuế là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu khi bạn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách tính các mức thuế phải nộp khi kinh doanh nhà hàng.

 

Tôi Muốn Thay Đổi Hình Ảnh Nhà Hàng Đẹp, Giá Rẻ Tại Hà Nội Ý Tưởng

Các loại thuế trong kinh doanh nhà hàng

Tùy theo quy mô, lợi nhuận, tài sản sở hữu mà mỗi nhà hàng sẽ đóng mức thuế khác nhau. Hiện nay kinh doanh nhà hàng tại Việt Nam được áp dụng 3 loại thuế đó là: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Thuế môn bài: “Thuế môn bài (hay lệ phí môn bài) là một loại thuế trực thu do cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ nộp hàng năm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp.”

Mức lệ phí (thuế) môn bài với hộ kinh doanh được quy định như sau:

– Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm phải nộp 1.000.000 đồng/năm.

– Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm phải nộp 500.000 đồng/năm.

– Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm phải nộp 300.000 đồng/năm.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT):  Đây là loại thuế được tính cộng vào giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đơn hàng và do người tiêu dùng thanh toán, chi trả khi sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó. Tùy vào từng loại hàng, sản phẩm và dịch vụ khác nhau mà có các mức thuế giá trị gia tăng phù hợp như 0%, 5% và 10%.

Đối với kinh doanh nhà hàng, thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức:

  • Số thuế GTGT nhà hàng phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT  x Tỷ lệ % thuế GTGT

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Đây cũng là một khoản thuế trực thu theo quy định bắt buộc và phải thực hiện của mỗi chủ thể. Thuế thu nhập cá nhân được trích nộp từ một phần tiền lương và bất kỳ nguồn thu nhập nào khác vào ngân sách nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên 

Đối với kinh doanh nhà hàng, thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức:

  • Số thuế TNCN nhà hàng phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ % thuế TNCN

Trong đó, kinh doanh dịch vụ ăn uống được xếp vào danh mục ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu, do vậy tỷ lệ phần trăm thuế sẽ được áp dụng như sau:

  • Tỷ lệ % tính thuế giá trị gia tăng: 3%

  • Tỷ lệ % thuế thu nhập cá nhân: 1,5%

Ví dụ: Trong trường hợp nhà hàng, quán cà phê của bạn doanh thu trung bình mỗi tháng là 100 triệu đồng. Trong quá trình kinh doanh sẽ có phải chi những khoản phí cần thiết như phí thuê mặt bằng 20 triệu, phí thuê nhân viên 15 triệu, phí mua thực phẩm 30 triệu, tiền điện nước 4 triệu.

Như vậy, doanh thu khoán trung bình mỗi tháng của nhà hàng bạn sẽ là: 100 – (20 + 15 + 30 + 4) = 31 triệu

Mức thuế GTGT bạn phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT  x 3% = 31 triệu x 3% = 930.000 VNĐ

Mức thuế TNCN bạn phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x 1,5% = 31 triệu x 1,5% = 465.000 VNĐ

Top 50 mẫu nhà hàng đẹp đơn giản hiện đại nhất

Các khoản khấu trừ thuế mà bạn cần lưu ý

Trong hoạt động kinh doanh việc theo dõi các khoản chi phí không chỉ giúp bạn vận hành và duy trì kinh doanh mà còn giúp bạn tối ưu hóa chi phí để có mức lợi nhuận lý tưởng duy trì hoạt động nhà hàng của mình.Một số khoản có thể khấu trừ thuế mà bạn cần quan tâm như:

Chi phí nhân sự:  Nhân viên là yếu tố không thể thiếu để nhà hàng có thể duy trì hoạt động một cách trơn tru nhất  Và tất cả tiền lương cũng như các khoản chi phí khác cho nhân viên như phúc lợi dùng cơm trưa có thể được khấu trừ vào thuế thu nhập của nhà hàng,. Ngoài ra, bạn vẫn phải trả riêng thuế quỹ lương cho họ theo đúng biên chế đã thỏa thuận.

Phí tiếp thị, quảng bá nhà hàng: Các hoạt động tiếp thị chiếm không ít ngân sách của nhà hàng và nó giúp cho chủ nhà hàng quảng bá, phát triển tên tuổi thương hiệu của mình. 

Thiết bị, dụng cụ:  Đừng quên chi phí cho các vật dụng cần thiết như lò nướng, nồi chiên, bếp, máy rửa chén, tủ lạnh, hay ngay cả một đôi đũa, cùng tất cả các chi phí sửa chữa và bảo trì chúng khi tính toán mức khấu trừ thuế của mình.

Chi phí thực phẩm: Tùy thuộc vào quy mô hoạt động của từng nhà hàng mà khoản chi phí này có thể dao động từ 28% đến 40% trên tổng doanh thu. Thế nhưng dù là bao nhiêu đi nữa thì hẳn bạn vẫn sẽ muốn giảm loại chi phí này. 

Chi phí giấy tờ: Bao gồm tất cả các giấy phép kinh doanh mà nhà hàng cần để có thể hoạt động hợp pháp và được sự bảo hộ của nhà nước. Các vấn đề như nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, xin giấy phép xây dựng hay tư vấn pháp lý đều có thể khiến chi phí vận hành tăng lên, và những khoản chi trả này đều được phép khấu trừ vào thuế nhà hàng. 

- Tiền bảo hiểm: Bao gồm bảo hiểm nhà hàng, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm nhân viên, bảo phương cơ sở vật chất, tất cả đều được khấu trừ vào thuế nhà hàng.

 Các vấn đề về thuế nhà hàng sẽ rất phức tạp và mất thời gian kiểm soát nếu bạn không nắm rõ khoản phí này. Vì vậy, hãy tìm hiểu thật cẩn thận về thuế để đảm bảo bạn làm đúng trách nhiệm của mình theo pháp luật và có thể tập trung hơn cho các khía cạnh khác trong phát triển nhà hàng. 

Theo Hoteljob.vn

 
LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll