Những điều tổng quan cần biết về bộ phận ẩm thực trong khách sạn
admin | Đăng lúc 12:09 - 03/03/2022

Trong chuỗi vận hành kinh doanh khách sạn, bộ phận ẩm thực trong khách sạn chắc chắn là bộ phận rất quan trọng. Vậy nên chúng ta cùng tìm hiểu chức năng của bộ phận này qua bài viết sau nhé!

 

Khái niệm bộ phận ẩm thực trong khách sạn

Bộ phận ẩm thực và đồ uống trong khách sạn còn có tên tiếng anh là F&B là viết tắt của Food and Beverage Service. Vậy bộ phận Food and Beverage là gì? Đây là bộ phận bao gồm nhà hàng và quầy đồ uống trong khách sạn. Bộ phận này đảm nhận chức năng cung cấp thức ăn cũng như đồ uống cho các du khách lưu trú tại khách sạn.

Có thể nói rằng, bộ phận ẩm thực là một bộ phận không thể thiếu trong khách sạn bởi vì nhu cầu ăn uống, tiệc tùng là nhu cầu tất yếu của bất cứ vị khách nào lưu trú ở khách sạn. Bộ phận ẩm thực là bộ phận mang lại doanh thu cao thứ hai trong việc kinh doanh khách sạn chỉ sau bộ phận buồng phòng. Hoạt động của bộ phận F&B càng phát triển, càng phong phú , chất lượng phục vụ càng cao thì khách sạn càng nổi tiếng và tăng tính nhận diện thương hiệu cho khách sạn.

Khám phá chức năng của bộ phận ẩm thực

Bộ phận F&B trong khách sạn không giống như các mô hình F&B kinh doanh độc lập trên thị trường. Trong khách sạn bộ phận này có thể là nhà hàng trực thuộc khách sạn, một quầy bar nhỏ bên bể bơi bán các loại rượu và cocktail đầy màu sắc. Hay một tổ đại diện cho dịch vụ phục vụ thức ăn, đồ uống tại phòng cho các khách hàng hay một quán cà phê với không gian yên tĩnh , ấp áp cho khách chờ trong thời gian đợi check in hay check out, ….

Vai trò không thể thiếu của bộ phận ẩm thực khách sạn

Đáp ứng nhu cầu ăn uống của thực khách

Vai trò đầu tiên và cũng quan trọng nhất đó là cung cấp tối đa các dịch vụ ăn uống để đáp ứng nhu cầu của khách hàng lưu trú tại khách sạn. Nếu khách sạn có sẵn một nhà hàng , một khu vực cung cấp đủ các món ăn từ các món ăn địa phương đến các món Âu Á thì chắc chắn khách hàng sẽ thường xuyên sử dụng dịch vụ của khách sạn thay vì sử dụng các hàng quán bên ngoài khi có nhu cầu.

Thúc đẩy doanh thu của khách sạn

F&B mang lại một khoản lợi nhuận không hề nhỏ cho khách sạn , nó chỉ đứng sau bộ phận buồng ồhng. Khi bộ phận này mang lại chất lượng phục vụ tốt cũng như đáp ứng được tối đa nhu cầu của các khách hàng kết hợp với các dịch vụ như tổ chức tiệc cưới, hội nghị , tiệc sinh nhật … thì nguồn lợi nhuận mà bộ phận này mang lại là rất cao , thúc đẩy doanh thu và sự phát triển của khách sạn.

Nâng cao độ nhận diện thương hiệu của khách sạn

Bộ phận ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng cũng như nâng cao độ nhận diện của khách hàng đối với thương hiệu của khách sạn. Nếu bộ phận ẩm thực mang lại chất lượng dịch vụ tốt, các món ăn ngon , đặc sắc, phong phú thì nó chính là một trong những lí do để khách hàng quay lại sử dụng khách sạn trong những lần ghé thăm sau. Đây cũng được đánh giá là một chiến lược marketing hiện đại và thông minh của các chủ kinh doanh khách sạn.

Thị trường F&B bên ngoài khách sạn hiện nay

Thị trường F&B là thị trường cung cấp các sản phẩm và dịch vụ về ẩm thực, đồ uống cho khách hàng , những người có nhu cầu sử dụng.

Theo các số liệu thống kê thì thị trường F&B ở Việt Nam có gần 600.000 cửa hàng ăn uống trong đó các cơ sở ăn uống nhỏ lẻ chiếm đa số gần 400.000 địa điểm, sau đó là nhà hàng lớn, cuối cùng là các chuỗi cửa hàng cà phê, bar …Theo đà tăng trưởng thì thị trường kinh doanh F&B kinh doanh độc lập bên ngoài sẽ ngày càng tăng lên mạnh mẽ và là đối thủ với bộ phận F&B trong khách sạn. Vì vậy nhiệm vụ của các chủ kinh doanh khách sạn là tăng cường chất lượng dịch vụ của bộ phận F&B trong khách sạn của mình , mang lại sự hài lòng của khách hàng khi có sự trải nghiệm đối với bộ phận ẩm thực tại các khách sạn mà họ lưu trú.

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll