Chúng ta vẫn thường nghe “Chuẩn bị trước giờ G…”, “giờ G sắp điểm”… Vậy bạn có thể giải thích cụ thể Giờ G Là Gì? Trong nhà hàng – khách sạn thường có những khung giờ G nào? Hoteljob.vn sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.
► Giờ G Là Gì?
“G” là từ viết tắt của từ “Gold” và giờ G được hiểu là giờ vàng. Giờ vàng có thể là một cột mốc thời gian hoặc là khung thời gian trọng đại diễn ra sự kiện hoặc để làm việc gì.
Thuật ngữ “Giờ G” lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1917, trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra, dùng để chỉ giờ bắt đầu mở các cuộc tấn công quân sự. Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như là một cột mốc đánh dấu các sự kiện quan trọng sắp diễn ra để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Trong ngành Khách sạn – Nhà hàng, giờ G chính là giờ cao điểm – khung giờ có lượng khách lớn nhất, nhân viên các bộ phận phải làm việc hết công suất để phục vụ khách hàng.
Ảnh nguồn Internet
► 5 Khung Giờ G Thường Gặp Trong Khách Sạn – Nhà Hàng
Trong khách sạn, giờ G tướng ứng với khung giờ Check-in (thường là 14:00) và Check-out (12:00) của khách. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách và thực tế sử dụng phòng mỗi ngày mà giờ check-in, check-out có thể sớm hoặc muộn hơn.
Với hoạt động kinh doanh nhà hàng, giờ G được chia thành 3 khung giờ sau:
- Từ 7:00 đến 9:00: giờ G buổi sáng, thực khách thưởng thức bữa sáng trước khi bắt đầu 1 ngày vui chơi, đi du lịch, làm việc…
- Từ 11:00 đến 13:00: giờ G buổi trưa – là khung giờ đa phần thực khách chọn để ăn trưa.
- Từ 18:00 đến 20:00: giờ G buổi tối – giờ cao điểm ăn tối của thực khách. Thông thường, vào những tối cuối tuần, khung giờ cao điểm buổi tối sẽ kéo dài hơn.
Ngoài 5 khung giờ G chính mà Hoteljob.vn đã chia sẻ trên đây, trong Khách sạn – Nhà hàng, giờ G còn là giờ diễn ra các sự kiện như: hội nghị, hội thảo, tiệc cưới… được tổ chức tại khách sạn, nhà hàng đó.
► Làm sao để phục vụ khách tốt nhất trong giờ G?
Trước giờ G, giờ G chính là những thời điểm bận rộn nhất với nhân sự ngành khách sạn – nhà hàng. Vì lượng khách cần phục vụ đông, đòi hỏi nhân viên các bộ phận cần phải làm việc hết công suất. Nhân viên phục vụ bàn liên tục tiếp nhận order món, bê món ăn ra bàn, thu dọn bàn ăn; nhân viên bếp phải làm việc liên tục để chế biến các món ăn theo order trong thời gian nhanh nhất… Cũng chính trong khung giờ G này, nhân viên sẽ gặp phải những tình huống phát sinh như: khách phàn nàn thì chờ lâu, ghi order nhầm món, phục vụ nhầm bàn…
Ảnh nguồn Internet
Muốn phục vụ khách hàng tốt nhất trong những khung giờ G, nhân viên các bộ phận trong khách sạn – nhà hàng cần phải tiến hành các công việc chuẩn bị thật kỹ càng. Trước giờ G, nhân viên lễ tân cần chuẩn bị sẵn thông tin về danh sách khách dự kiến đến, tổng kết hóa đơn chi tiêu của sách khách chuẩn bị trả phòng để quá trình làm thủ tục check-in, check-out được nhanh nhất; nhân viên phục vụ bàn cần setup sẵn bàn tiệc, chuẩn bị sẵn các dụng cụ bổ sung cần thiết để quy trình phục vụ khách diễn ra nhanh hơn; nhân viên bếp cần chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu đã sơ chế, gia vị, dụng cụ nấu ăn để quá trình ra món được ngắn nhất… Bên cạnh đó, với những nhà hàng – khách sạn có nhiều khách đặt bàn vào cuối tuần hay nhận tổ chức sự kiện (tiệc cưới, tiệc liên hoan) với số lượng khách lớn cần phải tuyển nhân sự casual để đảm bảo quá trình phục vụ diễn ra suôn sẻ.