Thời đại 4.0 ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các kênh bán hàng thông qua các website, điện thoại, email…Nhiều nhà quản lý khách sạn, du lịch còn thường xuyên nhắc đến một kênh tìm kiếm thông tin, hỗ trợ đặt phòng khách sạn hoàn toàn mới. Đó là GDS. Vậy GDS là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng GDS trong chiến lược kinh doanh.
GDS được giới chuyên môn biết đến như một thuật ngữ chỉ công cụ bán phòng khách sạn. Với các bán hàng này sẽ mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp kinh doanh mảng dịch vụ. Điều đó sẽ giúp đóng góp phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của khách sạn.
GDS là gì?
GDS là viết tắt của cụm từ tiếng anh Global Distribution Syste. Đây là thuật ngữ chỉ mạng lưới đặt chỗ phòng khách sạn được điện toán hóa trên toàn thế giới. Người ta sẽ biết đến GDS như một điểm truy cập đặt vé máy bay, phóng khách sạn, liên quan đến các vấn đề về đặt chỗ du lịch theo hình thức trực tuyến. Điểm truy cập này thường là duy nhất cho phép kết nối khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Với GDS người dùng có thể thực hiện những thao tác như thay đổi chỗ, hủy dịch vụ hay sử dụng những tiện ích đi kèm như thuê xe, dịch vụ visa, bảo hiểm.
Hiện nay, GDS còn cho phép cung cấp những thông tin về các loại thuế, dịch vụ du lịch trong ngày. Điều này sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin sản phẩm dịch vụ. Với mô hình này không thể không kể đến 3 “ông lớn” GDS hàng đầu trên thế giới đó là TravelPort, Worldspan, Amadeus.
Ứng dụng của GDS trong kinh doanh khách sạn
Ứng dụng chính của GDS chính là trong lĩnh vực du lịch – khách sạn. Nó cung cấp cho cả khách sạn và du khách một mạng lưới những thông tin lưu trữ, biểu đồ về giá cả, lượng phòng tồn hiện tại thông qua hệ thống đặt phòng trung tâm.
Hệ thống này với tính năng giúp cập nhật lượng phòng tồn, giá bán phòng là bao nhiêu để giúp khách hàng trên thế giới có thể tìm kiếm thông tin dễ dàng thay vì việc phải truy cập vào website của chính khách sạn đó để đặt phòng.
Có thể thấy với những tiện ích mà GDS mang lại nên trên thế giới các khách sạn đã và đang sử dụng tính năng của GDS. Việc này sẽ giúp cho người quản lý khách sạn dễ dàng quản lý thông tin, đảm bảo thông tin được đồng nhất, tăng khả năng marketing cho khách sạn. Với khách hàng sẽ là việc dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin phòng một các nhanh chóng.
Có 4 hệ thống GDS lớn đang được các khách sạn trên thế giới sử dụng đó là Worldspan, Amadeus, Galileo và Sabre
Một tên gọi khác của GDS đó là hình thức kinh doanh B2B – Business to Business. Hệ thống này được biết đến với việc góp mặt của bên thứ 3 là các trung tâm tư vấn hay công ty du lịch. Các công ty này có nhiệm vụ lên hệ thống GDS, lấy thông tin của khách sạn và cung cấp cho khách hàng của họ.
Bí quyết quản lý khách sạn trên GDS
Hãy ghi nhớ và tuân theo những danh sách kiểm tra dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh:
Kết nối phòng tồn: Với thao tác kết nối này sẽ giúp tối đa hóa việc đặt phòng và tăng doanh thu khách sạn. Do tất cả các phòng của khách sạn sẽ đều được hiển thị đồng thời trên hệ thống.
Kết nối đơn giản: Làm việc trực tiếp với nhà cung cấp mà không phải qua bất kỳ bên trung gian nào giúp cho khách hàng tiết kiêm chi phí. Khách hàng sẽ được đăng ký thông tin với từng nền tảng riêng lẻ nhưng không hề phát sinh thêm khoản phí nào.
Cài đặt báo cáo toàn diện: việc này sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra những chiến lược kinh doanh tiếp theo nhờ vào dữ liệu đặt phòng khách sạn trên hệ thống.
Cập nhật bản mô tả thông tin khách sạn toàn diện: Những thông tin này bao gồm: tổng quan về khách sạn, địa điểm, nội thất, tiện nghi, dịch vụ, giá phòng…Và đừng quên cập nhất vào đó những hình ảnh đẹp nhất. Chính những thông tin này sẽ đóng vai trò như một tờ rơi mang thông tin đến với khách hàng.
Hãy luôn theo dõi sự thay đổi về phòng trống trên hệ thống. Mặc dù GDS sẽ tự động có sự thay đổi để tránh tình trạng overbooking và giảm tải công việc cho nhân viên.
Hi vọng với bài viết dưới đây bạn đã có thể hiểu được GDS là gì? Với công cụ này sẽ rất dễ dàng cho các chủ sở hữu khách sạn quản lý được hệ thống của mình mà không tốn kém quá nhiều chi phí cho nhân viên.