Đang phục vụ nhưng khách đột nhiên lăn đùng ra xỉu hay thở dốc do lên cơn đau tim bất tử… lúc đó bạn làm gì? Hoảng loạng bật khóc vì sợ hay bình tĩnh sơ cấp cứu trong lúc nhờ đồng nghiệp gọi cứu thương? Hiểu và nắm chính xác, thao tác thành thạo quy trình first aid trong khách sạn giúp bạn xử lý tình hình nhanh chóng và hiệu quả.
First aid là gì? First aid trong khách sạn là gì?
First aid dịch sang tiếng Việt có nghĩa là hoạt động sơ cấp cứu ban đầu. Người cấp cứu sẽ tiến hành các thao tác hỗ trợ và can thiệp ban đầu cho người bị nạn, bị thương tích hay tái - mắc bệnh cấp tính, như ngất xỉu, ngộ độc, rắn cắn, gãy xương, lên cơn đau tim, bỏng… Thao tác sơ cấp cứu ban đầu chính xác và kịp thời có thể cứu sống một mạng người. Bởi, người đó có thể không qua khỏi nếu cứ duy trì biểu hiện không an toàn mà di chuyển đến bệnh viện trong khi không có bất kỳ thao tác sơ cấp cứu nào cả.
Trong môi trường khách sạn, việc phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, vì sẽ có khách lớn tuổi hay trẻ em, bà bầu; hoặc khách vui chơi không may bị té ngã hay vận động mạnh khiến hô hấp khó khăn… Chính nhân viên khách sạn đôi khi cũng là nạn nhân cần sơ cấp cứu. Khi đó, nhân viên/ người phát hiện tình huống đầu tiên cần kịp thời phát hiện và thao tác chính xác các bước sơ cấp cứu ban đầu trong lúc đợi xe cứu thương đến đưa nạn nhân đi bệnh viện khám và chữa trị, hạn chế tối đa hậu quả không mong muốn.
Bộ first aid trong khách sạn có gì?
Việc trang bị bộ first aid (dụng cụ sơ cứu ban đầu) trong khách sạn gần như bắt buộc, để dùng khi cần thiết đồng thời là tiêu chuẩn xếp hạng sao đối với khách sạn quy mô.
Một bộ first aid chuẩn cần có tối thiểu những dụng cụ, vật tư cần thiết cho quá trình sơ cấp cứu ban đầu với hầu hết các tình huống chấn thương, bị nạn. Cụ thể:
- Bông gòn
- Găng tay y tế
- Khẩu trang y tế
- Khẩu trang chống độc
- Thuốc sát trùng
- Cồn (70, 900)
- Gạc y tế tiệt trùng
- Nhiệt kế
- Băng cuộn y tế nhiều kích thước
- Thuốc giảm đau, hạ sốt
- Thuốc đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy
- Nước bù chất khoáng và điện giải
- Dầu gió
- Natri clorid (nước muối sinh lý) lọ 500ml
- Povidine 20ml 10%
- Salonpas
- Kéo y tế
- Băng thun
- Pathenol trị bỏng
- Nhíp, kẹp
- …
Bộ first aid kit nên được trang bị ở nhiều nơi, tại những nơi có nguy cơ cao xảy ra sự cố mất an toàn như sảnh, hồ bơi, bếp, phòng khách… để có thể được sử dụng ngay lập tức khi xảy ra các tình huống khẩn cấp cần tiến hành sơ cấp cứu. Khách sạn cần thông báo rõ vị trí đặt/ để bộ first aid cho cả khách và nhân viên được biết.
Nhân viên nào thực hiện sơ cấp cứu trong khách sạn?
Các khách sạn quy mô lớn sẽ tuyển nhân viên y tế riêng phụ trách mảng chăm sóc sức khỏe cho nhân viên và khách lưu trú tại chỗ. Nhân viên này có nhiệm vụ thăm khám và cấp phát thuốc có hoặc không kê đơn cho các trường hợp bệnh nhẹ như cảm, sốt, đau bụng, đau răng, tiêu chảy, nhức đầu… Trường hợp, khách hay nhân viên có biểu hiện bệnh nguy hiểm như ngất xỉu, đau tim, đuối nước, giật điện, gãy tay/ chân, rắn cắn… cần tiến hành sơ cấp cứu ngay tại chỗ trong thời gian đợi xe cứu thương đến đưa đi bệnh viện. Tuy nhiên, nếu thời gian gấp rút hoặc khách sạn không có nhân viên y tế, công việc này có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai, có kỹ năng và kiến thức chuẩn. Đó có thể là nhân viên phục vụ, lễ tân, buồng phòng, bellman, bếp… hoặc khách lưu trú có mặt ngay tại nơi vị khách không may gặp sự cố. Sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể giúp người bệnh “thoát chết” trong gang tấc.
Những tình huống cần sơ cấp cứu khẩn cấp trong khách sạn
Mọi tình huống hay sự cố có thể xảy đến trong quá trình sinh hoạt của khách và làm việc của nhân viên. Đặc thù môi trường khách sạn, những tình huống sau đây được cho là phổ biến, rất hay gặp phải cần sơ cấp cứu khẩn cấp:
- Khách đuối nước khi đi bơi ngoài biển hay trong hồ
- Khách hay nhân viên bị điện giật
- Khách hay nhân viên bị bỏng
- Khách hay nhân viên bị co giật, tai biến, đau tim…
- Khách hay nhân viên bị dị ứng
- Khách hay nhân viên bị ngộc độc
- Khách hay nhân viên bị gãy tay/ chân, chảy máu tay/ chân do té ngã hay va chạm
- Khách hay nhân viên bị hóc dị vật
- Khách hay nhân viên bị rắn cắn
- …
Ngay khi phát hiện người bị nạn, nhân viên cần ngay lập tức đánh giá nhanh tình hình, đánh giá nhanh tổn thương của nạn nhân để sơ cấp cứu tương ứng phù hợp, cùng với đó là gọi giúp đỡ từ người khác cũng như gọi xe cấp cứu. Trong mọi tình huống, người sơ cứu cần hết sức bình tĩnh, xử lý nhanh và chính xác để đạt hiệu quả cao nhất.
Hướng dẫn nhanh quy trình sơ cấp cứu trong khách sạn
Mua bộ first aid ở đâu?
Khách sạn có thể dễ dàng tìm mua bộ dụng cụ sơ cấp cứu cơ bản tại quầy thuốc, bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế hay cơ sở chuyên cung cấp vật tư, dụng cụ y tế.
Lưu ý gì khi sử dụng bộ first aid trong khách sạn?
- Nhất định phải biết bộ dụng cụ sơ cấp cứu đặt/ để tại đâu, ở vị trí nào là gần nhất với nơi gặp nạn để lấy nhanh và sử dụng kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra dụng cụ, vật tư bên trong; loại bỏ những đồ cũ, hỏng hay hết hạn sử dụng - bổ sung hoặc thay mới đồ tương ứng, còn thiếu đủ sử dụng cho những lần sơ cấp cứu sau.
- Nhận biết chính xác từng loại dụng cụ, vật tư; công năng và cách sử dụng để thao tác đúng, tránh phạm sai lầm khiến tình trạng người bệnh xấu hơn.
Rõ ràng, việc trang bị cho nhân viên kỹ năng sơ cấp cứu trong các tình huống khẩn cấp là cần thiết, vừa bảo vệ mình, đồng nghiệp lẫn khách hàng, hạn chế rủi ro gặp biến chứng hay hậu quả nghiêm trọng nguy hại đến tính mạng và sức khỏe về sau.