Up-selling nghĩa là gì? 21 lời khuyên bán phòng Up-selling cho nhân viên lễ tân. Nội dung này có thể hữu ích trong chiến lược tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn.
Up-selling nghĩa là gì?
Up-selling (Bán thêm) trong ngành khách sạn nó có nghĩa là bán các dịch vụ gia tăng như bán loại phòng cao cấp hơn, dịch vụ ăn uống, spa, tour… Mục tiêu cung cấp cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời nhất và tăng doanh thu cho khách sạn.
Vd. Trong phiếu đặt phòng (booking) du khách đã đặt phòng Standard với giá 100$, nhưng khi check in nhân viên lễ tân có thể thuyết phục khách mua phòng Deluxe có cửa sổ ngắm toàn cảnh thành phố với giá 120$, du khách có thêm trải nghiệm ngắm nhìn thành phố về đêm…
21 lời khuyên bán phòng Up-selling cho lễ tân khách sạn
- Up-selling cho khách hàng khi họ đến khách sạn để nhận phòng thường là cơ hội tốt nhất để tạo thêm thu nhập cho khách sạn.
- Một chương trình ưu đãi đặt phòng và những chính sách khích lệ cho đội ngũ nhân viên lễ tân từ quản lý khách sạn giúp thúc đẩy nhân viên Up-selling bán phòng khách sạn thành công.
- Luôn luôn chào đón mỗi khách với một nụ cười trong giọng nói cũng như khuôn mặt của bạn.
- Luôn luôn thiết lập và duy trì giao tiếp bằng tiếp xúc với khách.
- Hỏi các câu hỏi mở để hiểu được nhu cầu của khách, đưa ra các gợi ý kịp thời và các lựa chọn thay thế.
- Hiểu hồ sơ khách từ các chi tiết đặt phòng và xác định những khách hàng có nhiều khả năng sẽ cần một phòng loại cao hơn.
- Các đặt phòng từ các doanh nghiệp, công ty du lịch hoặc đội ngũ bán hàng tại nhà thường không có khả năng nâng cấp lên hạng phòng cao hơn.
- Những du khách đang trong kỳ nghỉ tuần trăng mật, đi chơi giải trí gia đình, ở lại lâu dài, đại lý du lịch trực tuyến (OTA), đặt trực tiếp, walk-in vv … thường có nhiều lựa chọn tham gia chương trình Up-sell. Điều này là do trong hầu hết các trường hợp khách đến để ở tại khách sạn không nhận thức được các phòng khác nhau cung cấp bởi khách sạn
- Hãy vui vẻ bán Up-selling vì bạn đang bạn các dịch vụ gia tăng và các tiện nghi vượt trội của khách sạn.
- Tìm tên khách hàng ngay lập tức và sử dụng nó ít nhất ba lần trong suốt cuộc trò chuyện.
- Luôn luôn sử dụng các từ xưng hô phù hợp như Mr, Miss khi nói chuyện với khách và không bao giờ gọi khách theo tên, luôn luôn sử dụng tên họ có từ xưng hô thích hợp.
- Cố gắng xác định nhu cầu của khách vì những nhu cầu này có thể không được xác định trong quá trình đặt phòng.
- Kết nối nhu cầu của khách hàng với các tiện ích hoặc sự trang trí trong phòng (nhìn ra biển, hồ bơi, núi non)
- Nếu khách ở lại nhiều đêm thì anh/ cô ấy sẽ quan tâm đến một căn phòng lớn hơn hoặc rộng rãi.
- Nếu khách thuê phòng cho tuần trăng mật thì hãy cho họ một phòng với tầm nhìn như mặt biển, hồ bơi, phòng hướng núi …
- Nếu khách đặt phòng ở hạng thấp thì đề cập đến sự khác biệt chính và các tính năng đặc biệt mà anh ta nhận được khi so sánh với các phòng hạng cao hơn.
- Thông tin về phụ thu hoặc chênh lệch thuế quan với các tuyên bố đáng khích lệ như với số tiền X khác nhau bạn có thể có được một phòng hướng biển.
- Nâng cấp phòng bằng cách chỉ ra các tính năng và lợi ích đầu tiên, sau đó đề cập đến sự khác biệt về giá cả.
- Nếu có hai loại phòng khác nhau đang trống, bạn có thể cho khách xem, sau đó đề cập đến lợi ích của cả hai phòng để khách có thể chọn lựa tốt nhất phù hợp với yêu cầu của mình.
- Với khách walk-in bạn nên cung cấp chi tiết hai loại phòng thấp và cao. Đừng cố bán phòng loại cao, tránh trường hợp tuột mất khách hàng.
- Luôn luôn cảm ơn khách sau khi giao tiếp.
Bài viết vừa chia sẻ Up-selling nghĩa là gì? 21 lời khuyên bán phòng Up-selling. Hi vọng các bạn sẽ tích luỹ thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm bán thêm giá trị gia tăng, tăng doanh thu cho khách sạn và benifit cho bản thân.
Theo Hotelcareers.vn