Trong khoảng thời gian đầu khách sạn đi vào hoạt động, khách sạn thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn khách. Vì thế TA hay OTA là những kênh đầu tiên khách sạn tìm tới để phát triển thương hiệu và lấp đầy các phòng trống. Tuy nhiên, TA là gì? OTA là gì? Chúng có điểm gì giống và khác nhau? thì không phải ai cũng biết. Vì thế trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm về 2 loại hình này.
TA là gì?
1 – Khái niệm
TA là thuật ngữ viết tắt của Travel Agency, dùng để nói về các đại lý lữ hành, công ty du lịch. Các đại lý lữ hành này là một đơn vị trung gian giữa khách hàng và các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch. Ví dụ như: các công ty hàng không, khách sạn, nhà hàng,.. TA làm nhiệm vụ tư vấn, lên sẵn lịch trình tour du lịch và bán cho khách hàng, sau đó nhận tiền hoa hồng từ các dịch vụ này.
Nói một cách đơn giản hơn thì các đại lý du lịch này làm nhiệm vụ môi giới tất cả các dịch vụ đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi,.. tại địa điểm du lịch. Sau đó họ tìm kiếm, tư vấn, bán những dịch vụ này cho khách hàng với giá trọn gói.
Vì là trọn gói và thường không có chi phí phát sinh thêm nên loại hình du lịch này được khá nhiều người yêu thích. Đặc biệt là khi đến du lịch tại một nơi mà họ chưa từng đặt chân tới thì đại lý du lịch là nơi an toàn để họ có những trải nghiệm du lịch tuyệt vời.
2 – Làm thế nào để phát triển kênh TA tốt nhất
Để có thể tìm và hợp tác với các đơn vị TA này thì không khó. Các bạn có thể lên các Group facebook ngành khách sạn du lịch hoặc liên hệ trực tiếp tới các công ty du lịch lớn để gửi báo giá và ưu đãi cho họ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào những kênh này cũng đem về nguồn khách dồi dào cho bạn. Tùy thuộc và mùa, giá phòng, lịch trình tour mà họ sẽ lựa chọn có hợp tác với bạn hay không. Đôi khi, bạn gửi bảng giá cho họ cũng chỉ để đó vì có những đối tác tốt hơn hoặc những đối tác đã làm lâu năm.
Vậy thì, trong 1 thị trường TA với nhiều sự cạnh tranh như vậy, đâu là giải pháp cho khách sạn muốn khai thác kênh này?
Một trong những giải pháp hàng đầu đó chính là cạnh tranh về giá và ưu đãi. Trong thời gian đầu mới mở bạn nên chào với một mức giá cạnh tranh nhất với những khách sạn cùng phân khúc trong khu vực. Để có nguồn thu duy trì hoạt động của khách sạn.
Mục tiêu của khách sạn trong thời gian đầu không phải là lợi nhuận mà đó là tăng lượt du khách đến trải nghiệm dịch vụ và tạo mối quan hệ với các TA. Bạn có thể đặt ưu đãi giá với các TA này trong khoảng thời gian 3 tháng sau đó mới nâng giá hoặc có 1 chính sách sao cho hợp lý để cân bằng quyền lợi cả 2 bên.
OTA là gì?
1 – Khái niệm
OTA (Online Travel Agency) là thuật ngữ dùng để nói về đại lý du lịch, bán sản phẩm thông qua hình thực Online trực tuyến. OTA là các công ty/đại lý du lịch trực tuyến. Cũng giống như TA mà chúng ta đã nói ở trên, những công ty này không không trực tiếp sở hữu các dịch vụ du lịch mà làm đại lý bán dịch vụ cho các doanh nghiệp cung cấp.
Hình thức bán hàng mà các công ty/đại lý du lịch này lựa chọn là Online. Tất cả các giao dịch từ việc đặt dịch vụ cho tới thanh toán đều thực hiện online qua website hoặc app mobile.
OTA là một kênh bán phòng phổ biến trên thế giới. Có thể ví dụ cho các bạn một vài đơn vị OTA như: Expesia, Booking, Agoda, ivivu, avia, traveloka,…
2 – Bí kíp bán phòng với OTA
a, Hình ảnh đẹp, bất mắt và chuyên nghiệp
Hầu hết các khách hàng khi đặt phòng qua OTA thì phần lớn trong số họ là chưa từng đến khách sạn của bạn. Do đó, hình ảnh là một yếu tố lớn quyết định tới việc họ có lựa chọn khách sạn của bạn hay không.
Trong môi trường online thì hình ảnh chiếm tới 40% sự thành công trong việc bán hàng. Không chỉ riêng khách sạn mà còn cả những ngành hàng khác như mỹ phẩm, thời trang, làm đẹp,… Bạn cũng có thể đặt mình vào địa vị của khách hàng để suy nghĩ và lựa chọn. Bạn sẽ hiểu vì sao mình còn yếu và còn thiếu cạnh tranh trên OTA.
Hãy đầu tư thuê dịch vụ chụp ảnh khách sạn để làm khách sạn của bạn đẹp và chuyên nghiệp hơn trên tất cả các kênh OTA. Sử dụng những góc đẹp nhất, những tiện nghi trong khách sạn để khách hàng dễ hình dung và dễ ra quyết định hơn.
b, Mô tả ngắn gọn hấp dẫn
Trên môi trường online thì ngoài hình ảnh đẹp thì mô tả về khách sạn của bạn cũng cần phải hay, ngắn gọn, hấp dẫn. Những tấm hình đẹp có thể thay thế cho lời nói nhưng cũng không nên chỉ có hình ảnh. Chúng ta cần có thêm nội dung mô tả cho những bức ảnh, mô tả cho khách sạn để khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn.
Những câu mô tả không cần phải quá hoa mỹ hay quá dài. Chúng ta chỉ cần viết ngắn gọn, mô tả về những sản phẩm, dịch vụ mà khách sạn đang có. Những lợi ích và lý do để khách hàng phải lựa chọn khách sạn của bạn.
Hãy cho khách hàng thấy những lợi thế về vị trí, view, giá phòng, trang thiết bị, các dịch vụ đi kèm, hay những chương trình khuyến mại,… Càng ngắn gọn xúc tích thì càng tốt.
c, luôn chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng
Trên các kênh OTA này thì thường sẽ có phần phản hồi của khách hàng đã sử dụng và trải nghiệm dịch vụ tại khách sạn. Vì thế, hãy chú ý chăm chút và để ý tới những phản hồi của khách hàng. Những phản hồi này có thể là khen, chê, không hài lòng,… Tuy nhiên, hãy luôn sử dụng thái độ lắng nghe, rút kinh nghiệm, xin lỗi, để trả lời khách hàng của mình.
Thái độ tốt cùng với sự phản hồi nhanh của khách sạn trên các kênh OTA cũng giúp khách sạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Những đánh giá không tốt, nếu có sự phản hồi hợp lý từ phía khách sạn cũng sẽ khiến những khách hàng khác thông cảm và vẫn lựa chọn khách sạn của bạn.
d, Thương xuyên có chương trình khuyến mại hấp dẫn
Khuyến mại hay ưu đãi là những mồi câu giúp bạn có thêm nhiều lượt đặt phòng thành công. Trong thời gian mới hoạt động, khách sạn có thể triển khai nhiều chương trình khuyến mại đan xen. Bạn có thể theo dõi những khuyến mại này để tìm ra chương trình đạt hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, khuyến mại chỉ là chiêu bài dụ khách trong một thời điểm nhất định, nếu quá lạm dụng có thể phản tác dụng, chất lượng dịch vụ vẫn là yếu tố hàng đầu.
e, Thống nhất mức giá giữa các kênh OTA
Khi tham gia bán phòng trên kênh OTA thì chắc chắn bạn phải đưa ra mức giá thấp nhất với mỗi loại phòng và phải đảm bảo mức giá này là đồng nhất trên tất cả các đối tác OTA. Điều này đảm bảo lợi ích cho cả OTA và chủ khách sạn.
Khi bán phòng trên các kênh online bạn nên có 1 mức giá cố định, thống nhất với mức giá được đăng tải trên website khách sạn. Thông thường, với mỗi phòng được book qua OTA thì khách sạn đều phải chi khoảng 10-20%. Để đảm bảo quyền lợi cho các kênh OTA này thì mức giá trên website luôn luôn phải cao hơn.
Điều này có thể ảnh hưởng tới lượng booking trên website khách sạn. Tuy nhiên, bạn có thể cho khách hàng nhiều đề nghị hấp dẫn hơn như tặng thêm dịch vụ, có giá ưu đãi khi liên hệ trực tiếp,.. Để thu hút khách hàng đặt phòng trực tiếp trên website của khách sạn.
Như vậy, cả TA và OTA đều là những đối tác bán phòng cho khách sạn qua hình thức online hoặc offline. Mối quan hệ win win giữa 2 bên giúp khách sạn có được lượng khách đặt phòng ổn định. Đây là 2 kênh quan trọng và đầu tiên mà khách nên khai thác và sử dụng để dùy trì hoạt động khách sạn trong thời gian đầu.
Về lâu dài thì có thể giảm sự phụ thuộc vào 2 kênh này bằng cách phát triển thêm những kênh khác. Nhưng cũng chưa có 1 khách sạn nào có thể bỏ hẳn 2 đối tác quan trọng này. Bạn nên tìm cho mình nhiều nguồn khách hàng hơn là 1 hay 2 nguồn. Tránh trường hợp 2 kênh này thay đổi chính sách ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của khách sạn.
Vậy là qua bài viết vừa rồi Linh vừa giới thiệu tới các bạn thuật ngữ TA là gì? OTA là gì? một cách đầy đủ và chi tiết nhất! Chúc các bạn kinh doanh thành công!