Housekeeping là nhân viên thực hiện kiểm tra, dọn dẹp phòng cho khách hàng sau mỗi chuyến nghỉ dưỡng. Công việc tưởng đơn giản, nhưng lại đòi hỏi nhiều yếu tố. Không chỉ vậy, nghề này còn ẩn chứa những khó khăn và rủi ro riêng. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé
Công việc của một nhân viên buồng phòng
Công việc này có tên tiếng Anh là Housekeeping – Chủ yếu là dọn phòng, nơi nghỉ của khách, trước, trong và sau khi khách ra về. Thường thì một nhân viên có thể phải dọn đến hàng chục phòng khách sạn trong mỗi ca làm việc của mình. Trong từ 15 đến 30 phút đồng hồ, công việc của nhân viên buồng phòng sẽ bao gồm:
Trước khi vào phòng:
- Trước khi vào phòng thực hiện công việc, bạn nên xin phép khách bằng cách nhấn chuông hoặc gõ cửa. Ngoài ra, nhân viên sẽ không gõ cửa nếu khách để biển "Không làm phiền" (Do not disturb). Sau 3h chiều, nếu nhân viên quay lại vẫn còn treo biển thì có thể báo với cấp trên.
- Ngoài ra, nhân viên buồng phòng nên dùng xe đẩy đa năng để chặn cửa khi làm phòng.
Quá trình dọn phòng gồm:
- Dọn phòng ngủ:
+ Bước vào phòng, nhân viên kiểm tra việc tắt máy lạnh rồi mở cửa sổ để thông thoáng khí.
+ Rửa sạch tất cả ly nước và đổ gạt tàn thuốc vào sọt rác đúng nơi quy định.
+ Dọn tất cả rác bỏ vào thùng rác, kiểm tra xem có vật dụng nào của khách bỏ quên không rồi mang đi đổ đúng chỗ.
+ Lau sạch tất cả bụi bẩn dính trên kính, tivi, bàn làm việc, đèn ngủ,...
+ Thay ra giường bẩn bằng cái mới hơn.
+ Hút sạch bụi bên trong giường, thềm nhà từ trong ra ngoài.
- Dọn phòng vệ sinh, nhà tắm:
+ Nếu khách vẫn còn ở, dọn hết tất cả đồ dùng cá nhân của khách sang một bên.
+ Sử dụng nước xịt phòng xịt quanh phòng để dễ dàng lau chùi.
+ Lau chùi gương, bồn rửa tay, bồn tắm, sàn nhà, bồn cầu.
+ Đặt khăn mới và những đồ dùng cần thiết cho khách.
- Kiểm tra đồ dùng trong phòng:
+ Kiểm tra các thiết bị trong phòng còn hoạt động không như: Tivi, quạt, máy lạnh, đèn,...
+ Đóng tất cả cửa sổ, rèm về lại vị trí cũ, xịt phòng để khử mùi, tắt điện và ra khỏi phòng.
Công việc tưởng đơn giản nhưng đòi hỏi phải có sức khỏe tốt mới đảm bảo yêu cầu hiệu suất, chất lượng. Đồng thời, nhân viên housekeeping hầu như chẳng thể ngơi nghỉ, khiến cơ thể luôn trong tình trạng quá tải.
Rủi ro khi làm việc buồng phòng
Nhiệm vụ của Housekeeping thực chất khá nặng nhọc với khối lượng công việc nhiều trong một ca. Vì vậy, những rủi ro họ phải trải qua thực tế không ít như:
- Các chấn thương về lưng hoạt động nặng kéo dài, đồng thời thêm phần cổ, vai, cánh tay thường xuyên chịu áp lực lớn.
- Tư thế người không được thẳng do yêu cầu công việc thường phải đi khom người, ngồi xổm, quỳ gối, căng người, hoặc làm trái tay,...
- Đôi khi gặp phải một số khách hàng xả rác bừa bãi, ý thức kém,...
- Một số trường hợp nhân viên buồng phòng bị khách nam khống chế cưỡng hiếp, gạ tình,...
- Thường xuyên trực tiếp lắng nghe những chỉ trích, phàn nàn cáu gắt của khách về chất lượng dịch vụ tại khách sạn.
- Khi tình trạng mất đồ đạc phát sinh, nhân viên buồng phòng sẽ là đối tượng bị nghi ngờ đầu tiên và phải tự bồi thường nếu không may làm vỡ cốc, mất khăn hay không kịp thu tiền giặt là cho khách.
- Đối mặt với ánh mắt soi mói của vợ/ người yêu của khách nam nếu họ có thái độ ân cần, trìu mến quá nhiều với nhân viên buồng phòng.
- Thường xuyên làm việc với chất tẩy rửa, bụi bặm, hóa chất, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, nếu khách mắc phải bệnh truyền nhiễm, nhân viên buồng phòng có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất.
Làm sao để cải thiện công việc, đời sống cho nhân viên buồng phòng
Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhân viên buồng phòng nên thực hiện:
- Tập thể dục đúng cách giúp cơ thể dẻo dai, có sức bền tốt.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đủ chất trong một ngày làm việc.
- Thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng dọn dẹp vệ sinh phòng tốt hơn.
- Luôn mang theo dụng cụ bảo vệ tay chân khi lau dọn vệ sinh bằng hóa chất.
- Luôn đề phòng, cẩn thận trong quá trình dọn phòng nếu khách có ý định gạ tình, cưỡng hiếp phải báo ngay với cấp trên hoặc tìm cách bảo vệ bản thân.
- Nắm rõ các thuật ngữ tiếng anh bộ phận buồng phòng cần biết.
- Rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp với khách hàng.
Bên cạnh đó, khách sạn – nơi làm việc chủ yếu của nhân viên buồng phòng nên có những chính sách tốt cho các nhân viên này, cụ thể như:
- Áp dụng khóa huấn luyện làm việc an toàn, có tư thế hợp lý, giảm các động tác thừa nhằm giảm hiệu suất công việc.
- Các quản lý nên sắp xếp cho nhân viên làm việc luân phiên, giúp đỡ lẫn nhau để đảm bảo hiệu quả trong công việc và giảm tải cho mỗi người.
- Nâng cao chất lượng bữa ăn cho nhân viên, giúp gia tăng sức khỏe, bồi bổ và chất dinh dưỡng.
- Sẵn sàng lắng nghe ý kiến, đóng góp và phản hồi của nhân viên về chất lượng dịch vụ tại khách sạn.
Theo Hoteljob.vn