Vùng Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với núi non hùng vĩ, cảnh sắc tuyệt vời mà nơi đây còn nổi tiếng với nhiều đặc sản trong đó phải kể đến món xôi tím. Đây là món ăn vừa có hương vị thơm ngon, vừa hấp dẫn, quyến rũ rất nhiều du khách đến đây.
Món xôi tím, đậm hương vị vùng cao Tây Bắc
Lai Châu một tỉnh vùng cao biên giới, với gần 20 dân tộc sinh sống tại đây. Mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong đời sống văn hóa. Chính vì vậy mà nền ẩm thực tại đây rất phong phú, có rất nhiều món ăn nổi tiếng có thể kể đến như thịt treo gác bếp, rượu ngô Sùng Phài, măng nộm hoa ban…, và không thể không kể đến món xôi tím. Món ăn dẻo mềm, thơm lừng, mùi vị đặc trưng cho nền ẩm thực Lai Châu.
Món xôi tím thơm ngon, mềm dẻo, mùi vị khó lẫn với các loại xôi khác. Ngoài hương vị thơm ngon, không ngán, xôi còn rất cuốn hút bởi màu sắc đẹp mắt. Mùa tím đặc trưng hấp dẫn của xôi được nhuộm bằng loại lá cây rừng có tên là khẩu cắm. Màu sắc đẹp mắt của xôi tím quyến rũ du khách đến mức chẳng ai nỡ ăn, chỉ muốn để ngắm nhìn mãi mãi.
Nguyên liệu làm món xôi tím Lai Châu
Để làm được món xôi tím Lai Châu ngon, đặc trưng. Nguyên liệu làm món ăn rất đơn giản, không cầu kỳ, chỉ gồm gạo nếp, lá khẩu cẩm, dừa nạo, đường và muối. Gạo nếp để đồ xôi là loại gạo nếp thơm, nếp cái hoa vàng trồng trên những thửa ruộng bậc thang, với bao nhiêu công sức chăm chút của đồng bào nơi đây. Hạt gạo tròn, không bị sâu mọt, căng mịn, đều nhau.
Nguyên liệu đặc biệt tạo màu sắc hấp dẫn cho món xôi là cây khẩu cắm – cây dạ cẩm. Phải chọn lá bánh tẻ, lá không quá già cũng không quá non, để giúp màu của xôi đẹp và bắt mắt hơn. Cùng với chút dừa nạo. Tất cả nguyên liệu có sẵn tại nơi đây đã tạo nên món xôi tím hấp dẫn từ màu sắc đến hương vị. Để chế biến nên đặc sản hãy cùng tìm hiểu cách nấu dưới đây nhé.
Cách làm món xôi chuẩn vị Tây Bắc
Khi đã chọn được những nguyên liệu chuẩn nhất cho món xôi, để nấu được món xôi nổi tiếng này, hãy nắm chắc bí quyết nấu của đồng bào Lai Châu qua các khâu dưới đây.
Chế biến nguyên liệu
Gạo nếp được người dân ngâm trong nước tầm 3-4 tiếng, trước khi nấu để xôi mềm dẻo, chín đều hơn. Trong khi gạo đang ngâm thì hãy chuẩn sơ chế lá cẩm, nhặt bỏ cọng, rửa sạch rồi đem vào nồi luộc sôi khoảng tầm 5 phút. Trong khi luộc lá, cho thêm một thìa muối vào. Đến khi nước sôi thì tắt bếp, lọc lấy nước và để cho nguội.
Khi đã ngâm gạo xong, tiếp tục vớt gạo để ráo nước trong 5 phút rồi tiếp tục ngâm gạo với nước lá cẩm trong vòng 1- 2 tiếng. Tùy vào sở thích của mỗi người, bạn có thể làm màu tím nhạt hoặc đậm tùy theo nước lá cẩm. Lấy dừa nạo vào tô, cho vào nước nóng khoảng 3 phút. Rồi cho dừa nạo vào túi lọc để riêng nước cốt dừa.
Tiến hành đồ xôi
Cuối cùng là đồ xôi, cho gạo đã ngâm nước lá vào nồi. Khi nấu phải chú ý lửa để lửa to đều để xôi được nở chín đều. Khi xôi đã mềm, thì cho nước cốt dừa vào xới đều. Hóng thêm 15 phút nêm thêm đường tùy khẩu vị của mỗi người. Xôi vừa chín tới, từng hạt xôi mềm dẻo không bị dính, hạt ánh lên màu tím tươi rói. Xới lên các lớp xôi tím đều bóng mẩy, mùi thơm ngào ngạt, mới nhìn đã thấy ngon mắt.
Cách thưởng thức xôi tím đúng chuẩn Tây Bắc
Món xôi tím không chỉ ngon và đẹp mắt, món xôi này còn rất bổ dưỡng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây, cây Khẩu cẩm dùng để đồ xôi có tác dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe. Vừa thưởng thức món đặc sản lại vừa chữa được bệnh thường gặp thì thật là tuyệt vời.
Món xôi tím thường được người dân ăn cùng thịt, cá nướng hoặc chả quế thêm chút rượu cần. Hương thơm của hạt gạo nếp béo ngậy, cùng vị đậm đà cùng món ăn đi kèm sẽ khiến du khách mê mẩn ngay từ những miếng đầu tiên. Thưởng thức món xôi tím vào dịp thời tiết se se lạnh thì thực sự khó ai có thể kìm lòng được.
Những ai đã được tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp của món xôi tím, ngửi thấy mùi thơm đặc trưng và được nếm miếng xôi dẻo, béo ngậy do chính tay người dân Lai Châu làm, chắc hẳn sẽ không thể quên được món ăn vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng này. Nếu có dịp ghé thăm nơi đây, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món ăn này nhé!