Nếu một lần được đặt chân đến Huế, bạn hãy thử thưởng thức tô bánh canh thơm ngon tại đây. Tô bánh canh đặc quánh với màu đỏ au từ các gánh hàng rong nức lòng thực khách. Người dân Huế gọi là bánh canh Nam Phổ. Vậy món đặc sản này có gì đặc biệt?
Vì sao có tên gọi bánh canh Nam Phổ?
Nam Phổ là tên của một ngôi làng tại huyện Phú Vang của Thừa Thiên – Huế. Trước kia, ngôi làng này nổi tiếng với những vườn cau xanh. Cau Nam Phổ là sản vật được mang tiến vua ở cùng Phú Xuân – Thuận Hóa.
Ngày nay, ngôi làng này được mọi người biết đến nhiều hơn bởi sự xuất hiện của món bánh canh thơm ngon, nức lòng từ người dân địa phương cho đến khách du lịch. Đó cũng chính là nguồn gốc của cái tên bánh canh Nam Phổ.
Điều gì làm nên sự đặc biệt của bánh canh Nam Phổ ở Huế?
Đối với ai chưa từng thưởng thức món ăn này, ắt hẳn sẽ không nhận ra được sự đặc biệt trong tô bánh canh của người làng Nam Phổ. Dưới đây là những điều làm nên sự đặc biệt của món đặc sản xứ Huế:
Sợi bánh canh được chế biến theo cách riêng
Cách làm bánh canh Nam Phổ khác với những vùng miền khác ở giai đoạn chuẩn bị sợi bánh canh. Người dân tại đây pha bột bánh canh từ bột gạo và bột lọc. Với tỷ lệ 1:1, sợi bánh canh có độ dai từ bột gạo và có độ trong, dẻo từ bột lọc.
Đặc biệt hơn, sợi bánh canh tại làng Nam Phổ được hấp cách thủy. Người chế biến sẽ đặt thau bột trong nồi nước sôi và khuấy đều hỗn hợp bột lọc, bột gạo. Sau đó sẽ dùng que quấn bột hoặc dùng một túi sạch cho bột vào, cắt một góc và rê cho bột chảy xuống thành từng sợi.
Khi các sợi bột này gặp nước sôi sẽ tạo hình thành từng sợi bánh canh. Khi bột chín sẽ nổi lên, người chế biến ngâm các sợi bột vào nước lạnh và dùng đũa xới để không bị dính vào nhau.
Tô bánh canh có màu đỏ đặc trưng
Tô bánh canh tại đây thơm ngon, bắt mắt ngay từ màu đỏ đặc trưng. Màu đỏ này được chế biến độc đáo, chỉ có ở bánh canh Nam Phổ: màu đỏ của chả tôm và màu đỏ của nước dùng từ dầu điều phi hành khô cùng ớt bột xào.
Bánh canh Nam Phổ chỉ bán buổi chiều
Khi đến Huế, bạn chỉ tìm được món bánh canh này vào các buổi chiều. Bởi vì người nấu chỉ sử dụng các nguyên liệu tươi ngon nhất, vừa đủ cho một nồi bánh canh chứ không để dư.
Các loại thủy sản tươi ngon dùng chế biến món ăn này chỉ có ở các chợ phiên sáng mới có hàng tươi sống nhất. Tôm còn nhảy tanh tách, cua ngọ nguậy không ngừng. Nhờ hải sản tươi ngon như thế mới tạo nên món bánh canh đúng vị Nam Phổ, Huế.
Bánh canh Nam Phổ Huế ngon ở đâu?
Món đặc sản này bạn có thể tìm được rất nhiều ở Huế. Tuy nhiên, chỗ bán ngon thì khá ít. Dưới đây là một số quán mà bạn nên ghé thử:
Quán O Thu – 374 Chi Lăng, Thành phố Huế
Bánh canh O Thu chỉ bán trong tầm 3 tiếng đồng hồ. Với điểm nhấn khác biệt, bánh canh đậm vị ngọt của tôm, cua, vị cay vừa phải. Các tô bánh canh đều làm theo yêu cầu của khách nên ai thưởng thức cũng đều thấy vừa miệng.
Gạch cua tại đây không bị nát như đa số các quán khác. Khi ăn vào có mùi vị béo bùi khó tả. Đây thực sự là nơi mà thực khách không thể bỏ qua khi muốn ăn bánh canh đúng chuẩn.
Quán bánh canh Thúy – 16 Phạm Hồng Thái, Thành phố Huế
Quán ăn nằm trên đoạn đường Phạm Hồng Thái rất có tiếng trong thời gian qua. Món bánh canh với độ sền sệt đặc trưng, nước lèo ngọt và thịt cua nhiều. Thực khách sẽ vô cùng ngạc nhiên và bị mê hoặc bởi tô bánh canh to và thơm lừng. Vậy mà giá cả rất phải chăng, chỉ từ 20.000 – 30.000đ thì bạn đã được no căng bụng với món đặc sản nổi tiếng này.
Quán bánh canh Hồ Đắc Di
Quán ở đây chỉ là quán hàng rong ven sông An Cựu. Tuy nhiên quán lại thu hút rất nhiều thực khách qua đường, kể cả người nước ngoài. Giá bình dân nhưng đảm bảo ngon đậm vị. Hương vị từng tô bún ngon không thể tả, đảm bảo sẽ khiến bạn quên cả lối về.
Giá bán: 15.000 – 30.000đ
Bánh canh Nam Phổ là một món ăn bình dân nhưng lại vô cùng thơm ngon và đậm chất Huế. Nếu đến Huế mà bạn không thưởng thức món ăn này thì quả thật rất lãng phí. Hãy lưu lại ngay những quán ăn trên để được thấu hiểu lòng người Cố đô qua món đặc sản nổi tiếng này nhé.
Vì sao có tên gọi bánh canh Nam Phổ?
Nam Phổ là tên của một ngôi làng tại huyện Phú Vang của Thừa Thiên – Huế. Trước kia, ngôi làng này nổi tiếng với những vườn cau xanh. Cau Nam Phổ là sản vật được mang tiến vua ở cùng Phú Xuân – Thuận Hóa.
Ngày nay, ngôi làng này được mọi người biết đến nhiều hơn bởi sự xuất hiện của món bánh canh thơm ngon, nức lòng từ người dân địa phương cho đến khách du lịch. Đó cũng chính là nguồn gốc của cái tên bánh canh Nam Phổ.
Điều gì làm nên sự đặc biệt của bánh canh Nam Phổ ở Huế?
Đối với ai chưa từng thưởng thức món ăn này, ắt hẳn sẽ không nhận ra được sự đặc biệt trong tô bánh canh của người làng Nam Phổ. Dưới đây là những điều làm nên sự đặc biệt của món đặc sản xứ Huế:
Sợi bánh canh được chế biến theo cách riêng
Cách làm bánh canh Nam Phổ khác với những vùng miền khác ở giai đoạn chuẩn bị sợi bánh canh. Người dân tại đây pha bột bánh canh từ bột gạo và bột lọc. Với tỷ lệ 1:1, sợi bánh canh có độ dai từ bột gạo và có độ trong, dẻo từ bột lọc.
Đặc biệt hơn, sợi bánh canh tại làng Nam Phổ được hấp cách thủy. Người chế biến sẽ đặt thau bột trong nồi nước sôi và khuấy đều hỗn hợp bột lọc, bột gạo. Sau đó sẽ dùng que quấn bột hoặc dùng một túi sạch cho bột vào, cắt một góc và rê cho bột chảy xuống thành từng sợi.
Khi các sợi bột này gặp nước sôi sẽ tạo hình thành từng sợi bánh canh. Khi bột chín sẽ nổi lên, người chế biến ngâm các sợi bột vào nước lạnh và dùng đũa xới để không bị dính vào nhau.
Tô bánh canh có màu đỏ đặc trưng
Tô bánh canh tại đây thơm ngon, bắt mắt ngay từ màu đỏ đặc trưng. Màu đỏ này được chế biến độc đáo, chỉ có ở bánh canh Nam Phổ: màu đỏ của chả tôm và màu đỏ của nước dùng từ dầu điều phi hành khô cùng ớt bột xào.
Bánh canh Nam Phổ chỉ bán buổi chiều
Khi đến Huế, bạn chỉ tìm được món bánh canh này vào các buổi chiều. Bởi vì người nấu chỉ sử dụng các nguyên liệu tươi ngon nhất, vừa đủ cho một nồi bánh canh chứ không để dư.
Các loại thủy sản tươi ngon dùng chế biến món ăn này chỉ có ở các chợ phiên sáng mới có hàng tươi sống nhất. Tôm còn nhảy tanh tách, cua ngọ nguậy không ngừng. Nhờ hải sản tươi ngon như thế mới tạo nên món bánh canh đúng vị Nam Phổ, Huế.
Bánh canh Nam Phổ Huế ngon ở đâu?
Món đặc sản này bạn có thể tìm được rất nhiều ở Huế. Tuy nhiên, chỗ bán ngon thì khá ít. Dưới đây là một số quán mà bạn nên ghé thử:
Quán O Thu – 374 Chi Lăng, Thành phố Huế
Bánh canh O Thu chỉ bán trong tầm 3 tiếng đồng hồ. Với điểm nhấn khác biệt, bánh canh đậm vị ngọt của tôm, cua, vị cay vừa phải. Các tô bánh canh đều làm theo yêu cầu của khách nên ai thưởng thức cũng đều thấy vừa miệng.
Gạch cua tại đây không bị nát như đa số các quán khác. Khi ăn vào có mùi vị béo bùi khó tả. Đây thực sự là nơi mà thực khách không thể bỏ qua khi muốn ăn bánh canh đúng chuẩn.
Quán bánh canh Thúy – 16 Phạm Hồng Thái, Thành phố Huế
Quán ăn nằm trên đoạn đường Phạm Hồng Thái rất có tiếng trong thời gian qua. Món bánh canh với độ sền sệt đặc trưng, nước lèo ngọt và thịt cua nhiều. Thực khách sẽ vô cùng ngạc nhiên và bị mê hoặc bởi tô bánh canh to và thơm lừng. Vậy mà giá cả rất phải chăng, chỉ từ 20.000 – 30.000đ thì bạn đã được no căng bụng với món đặc sản nổi tiếng này.
Quán bánh canh Hồ Đắc Di
Quán ở đây chỉ là quán hàng rong ven sông An Cựu. Tuy nhiên quán lại thu hút rất nhiều thực khách qua đường, kể cả người nước ngoài. Giá bình dân nhưng đảm bảo ngon đậm vị. Hương vị từng tô bún ngon không thể tả, đảm bảo sẽ khiến bạn quên cả lối về.
Giá bán: 15.000 – 30.000đ
Bánh canh Nam Phổ là một món ăn bình dân nhưng lại vô cùng thơm ngon và đậm chất Huế. Nếu đến Huế mà bạn không thưởng thức món ăn này thì quả thật rất lãng phí. Hãy lưu lại ngay những quán ăn trên để được thấu hiểu lòng người Cố đô qua món đặc sản nổi tiếng này nhé.