Kẹo dồi có xuất xứ từ Nam Định từ lâu đã trở thành một món ăn vặt khiến nhiều người ưa thích. Tuy nhiên thức quà này lâu lâu đã vắng bóng tại các sạp hàng lớn tại nơi đô thị. Thế nhưng nó vẫn được người dân nơi đây nuôi dưỡng để trở thành món quà đặc sản mà mỗi du khách khi ăn đều lưu luyến hay là món ăn vặt để những người con xa quê mang theo.
Món kẹo này ban đầu chỉ được bán tại một số làng quê trong tỉnh. Thế nhưng dần dần nó lại trở thành một món quà quê, đặc sản vùng miền. Vậy điều gì đã làm nên sự đặc biệt của món ăn này mà khiến nhiều người mê mẩn đến thế.
Vì sao lại có tên đặc biệt là kẹo dồi?
Thức quà này được gọi với các tên đặc biệt như thế cũng bởi vì nó nhìn khá giống món dồi – một món ăn phổ biến tại miền Bắc nước ta.
Hình dáng của kẹo nhỏ xinh với lớp vỏ màu trắng bọc bên ngoài. Nói về phần nhân này, những người thợ làm kẹo dồi chia sẻ: nó được làm từ đường mía đun lên đổ thành khuôn kẹo nên mới có vị ngọt và giòn như thế. Phía bên trong kẹo là phần nhân có lạc rang thơm vô cùng hấp dẫn được đặt trong vỏ kẹo.
Người miền Bắc hay người Nam Định vốn cầu kỳ trong khâu trà bánh. Thế nên kẹo dồi thường được uống với ly trà nóng. Thú vui tao nhã trong những ngày lạnh giá của mùa đông. Còn gì tuyệt vời hơn khi nhâm nhi chén chè sen ngon cùng nhâm nhi miếng kẹo dồi thơm bùi.
Món quà vặt kẹo dồi Nam Đinh cầu kỳ trong khâu chế biến
Cách làm kẹo dồi Nam Định muôn đời vẫn vậy. Các nguyên liệu vẫn là mật mía, đường, lạc. Biến tấu hơn thì có thêm vani để món ăn có thêm vị thơm.
Người Nam Định truyền tai nhau rằng, kẹo dồi lạc vừng có ngon hay không tất cả đều do người “đánh kẹo”. Người đánh kẹo ở đây được hiểu là người phối và đảo nguyên liệu có được đều tay hay không.
Khác với những món kẹo khác, kẹo dồi lạc bắt đầu làm bằng cách đun nóng đường và mạch nha để làm vỏ kẹo. Khi đạt độ dẻo nhất định, từng khối kẹo sẽ được đưa vào khuôn, nặn thành khối với hình trụ nhỏ dài.
Những khối kẹo này sẽ có màu trắng đục, được dàn mỏng và nhồi vào bên trong là lớp nhân lạc, nhân vừng. Sau đó được cuộn tròn với hình dáng giống món dồi.
Công đoạn cán dồi phải được thực hiện bởi 2 người. Người uốn vỏ bánh, người kia cắt bánh. Thợ làm phải làm thật nhanh, thoăn thoắt đôi tay kẹo sẽ bị nguội và rất dễ bị vỡ.
Kẹo thành phẩm là loại kẹo được lăn qua lớp bột gạo nếp phủ đầy chiếc kẹo. Khi ăn người dùng sẽ thưởng thức được trọn vẹn hương vị như hòa quyện vào nhau.
Trước kia người Nam Định thường thực hiện tất cả những công đoạn này bằng tay. Thế nhưng giờ đây với sự phát triển của công nghệ nên nhiều bước được rút gọn bằng máy. Điều này giúp tiết kiệm sức lao động của người thợ rất nhiều.
Địa điểm mua đặc sản kẹo Nam Định bạn nên ghé qua
Vốn chỉ là món quà quê vô cùng dân dã. Thế nhưng theo năm tháng món ăn này được trau chuốt hơn, được in bằng những vỏ bao bì bắt mắt. Món kẹo được bày bán khắp tại khắp các cửa hàng và bạn không khó có thể mua được chúng để làm quà.
Kẹo dồi phải về Nam Định mua là chuẩn nhất. Thế nhưng nếu bạn đã “trót yêu” món ăn vặt này nhưng lại chưa có cơ hội về Nam Định thì có thể mua tại Hà Nội. Hiện nay có các công ty như công ty bánh kẹo Bảo Minh, cơ sở sản xuất Thành Duyên hay thương hiệu kẹo lạc vừng Thành Phát...Đây đều là những thương hiệu uy tín trên thị trường và được giới thiệu nhiều khi có du khách muốn mua về làm quà.
Đã qua rồi cái thời người Nam Định việc làm món kẹo dồi để kiếm kế sinh nhai. Thế nhưng cứ đến huyện Nam Trực, Nam Định người ta lại vẫn thấy những người thợ hì hụi nào xay, nhồi kẹo. Họ làm với mong muốn rằng thứ quà quê truyền thống này sẽ được tiếp nối từ đời này sang đời khác. Cũng là một cách khiến những người con Nam Định xa quê có thể nếm chút quà quê hương khi đi xa.