Nổi tiếng với thiên nhiên và con người mộc mạc, dân dã. An Giang còn là xứ sở với những món ăn lạ miệng. Món bánh canh Vĩnh Trung không chỉ thân thuộc với người dân nơi đây mà còn gây xao xuyến lòng người khắp tứ phương.
Bánh canh Vĩnh Trung thơm ngon, mang bản sắc riêng của dân tộc
Món bánh canh này vốn xuất xứ ở Vĩnh Trung Tịnh Biên. Món ăn này ngày càng phổ biến không chỉ trong khu vực mà còn lan rộng sang các vùng khác. Nổi tiếng không chỉ bởi hương vị mà còn nổi bởi truyền thống lâu đời mang nét riêng của dân tộc. Món ăn còn cuốn hút cả khách ngoài nước.
Món bánh canh nhìn qua sợi bánh hao hao sợi phở, nhưng không dẹt phẳng mà trắng nõn, đầy lẳn. Khi thưởng thức thì dai mèm, lạ miệng. Sợi cũng không to tròn như những vùng khác. Theo người dân kể lại, loại bánh canh này được một người phụ nữ Khơ me chế biến ra hàng chục năm trước. Phiên bản đầu tiên là bánh canh cá lóc đồng, sau này thêm thịt bò, gà hay tôm theo nhu cầu.
Món ăn tận dụng nguyên liệu ngon và sạch của gà, heo, bò nuôi tại vùng Bảy Núi. Cá, tôm thì bắt ở sông Mekong. Do đó, bánh canh không chỉ chất lượng mà còn giàu dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sợi bánh dai tỏa thơm và nước súp đậm đà kết hợp vị mặn ngọt từ nhiều loại rau củ. Tất cả tạo nên nét quyến rũ chỉ có ở món bánh canh vùng Bảy Núi.
Sự tỉ mỉ và nét tinh tế qua công đoạn làm bánh canh
Nhắc đến món bánh canh không chỉ chú ý đến sợi bánh mà còn phải chăm chút nước súp. Đặc biệt món ăn này đã rất thành công khi kết hợp hài hòa của 2 yếu tố trên. Để có nồi súp thơm ngon, nóng hổi người nấu phải chuẩn bị từ khuya và nấu có trình tự. Đun sôi nước rồi lần lượt cho nguyên liệu bò viên, giò heo,….Cuối cùng là nêm gia vị cho vừa ăn.
Và sự khác biệt là ở cọng bánh. Sợi bánh dẻo, dai thơm được làm từ gạo đặc trưng trồng ở vùng cao của người Khmer. Gạo được ngâm qua đêm và vo sạch. Tiếp đến, cho vào cối xay bòng đến ráo nước, nhào thật kỹ. Có lẽ việc chế biến nước súp là từ nước giếng của vùng này, nên món ăn trở nên ngon và đặc trưng hơn.
Khi thưởng thức, cùng với bánh chín nóng hổi vớt ra tô, giò heo, thịt gà, bò viên,cá xé xếp chung. Chế nước dùng và trang trí thêm hành, ngò, tỏi phi. Món bánh canh Vĩnh Trung ngon đáo để đã hoàn thành, chỉ nhìn mà không kiềm được lòng. Thưởng thức món bánh canh mà còn có thể cảm nhận được sự chịu thương, chịu khó của người làm ẩn trong hương vị món ăn.
Tô bánh canh thơm phức với nước trong vắt, bốc khói, thoảng hương của các gia vị làm nức lòng khách dừng chân. Sợi bánh có vị beo béo tạo cảm giác muốn ăn thêm. Nước súp đậm đà khiến ta như hòa mình vào không khí đặc trưng chỉ có ở An Giang. Có dịp bạn hãy ghé qua nơi đây để cảm nhận trọn vẹn món ăn độc đáo này nhé!
Ăn bánh canh Vĩnh Trung ở đâu thì ngon và mức giá bao nhiêu?
Hiện nay, có rất nhiều nơi làm món bánh canh đặc sản của An Giang, bởi sự ưa chuộng của thực khách.
Tuy nhiên, để thưởng thức món bánh canh này ngon đúng điệu hãy đến thử trục đường Lê Lợi đi từ trung tâm Tịnh Biên đến biên giới Campuchia. Bạn sẽ bị thu hút bởi quán ăn gia đình cô Mỹ Tiên. Đây là nơi bán món bánh canh nhà làm, mang đậm hương đặc trưng của đặc sản này. Mức giá từ 20.000 đến 30.000 đồng một tô.
Ngoài ra, để thuận tiện bạn cũng có thể tham khảo một số địa chỉ dưới đây. Mức giá ổn định và hương vị cũng chẳng kém. Đừng quên mời bạn bè hoặc người thân đi cùng để thưởng thức món bánh canh đậm đà hương vị dân tộc này nhé!
- Bánh canh Vĩnh Trung Nghi Nhơn 177/22, Phan Tôn, phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, An Giang
- Bánh canh Út Na, đại lộ Lê Lợi, Vĩnh Trung, Tịnh Biên, An Giang
- Quán bánh canh Vĩnh Trung 174/1, đường Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, An Giang
Có dịp ghé vùng Bảy Núi mà không ăn bánh canh Vĩnh Trung là một thiếu sót! Hãy thưởng thức món ăn này, hòa vào không khí bình yên, mộc mạc, ngắm nhìn dòng xe qua lại trong ánh hoàng hôn thơ mộng, dưới chân những dãy núi chốn quê hương yên bình nơi miền Tây các bạn nhé!