Cốm dẹp trộn dừa dẻo thơm – Món quà dân dã độc đáo ở An Giang
admin | Đăng lúc 7:41 - 05/05/2022

Nhắc đến cốm người ta không khỏi nghĩ đến cốm làng Vòng – Hà Nội. Thế nhưng ở Miền Tây sông nước mênh mông lại có một món cốm cũng hấp dẫn không kém. Đó chính là cốm dẹp trộn dừa dẻo thơm – đặc sản quê hương An Giang.

 

Cốm dẹp – Đặc sản của người Khmer

Cứ mỗi mùa lúa chín, người dân Khmer ở An Giang lại nô nức thu hoạch lúa chín. Họ sẽ ra đồng gặt lúa nếp về làm “om bóc srâu thmây” tức là cốm dẹp đầu mùa. Khi những hạt ngọc trời – những hạt lúa nếp đã đến độ vừa đủ, chưa già quá thì người dân ở đây sẽ thu hoạch lúa nếp về để làm cốm dẹp. Người dân làm cốm để cảm tạ thần đồng và thần mặt trăng đã cho họ một mùa màng bội thu.

Cốm dẹp Thanh Hóa - Món ngon quý giá từ những hạt ngọc trời
Cốm dẹp Thanh Hóa – Món ngon quý giá từ những hạt ngọc trời

Cách làm cốm dẹp trộn dừa – món quà thảo thơm

Khi lúa đã chín vừa tới, người dân thu hoạch về lấy hạt rồi ngâm nước khoảng nửa ngày. Sau đó lấy ra để ráo rồi rang lên. Thời gian ngâm cốm cũng cần phải chú ý bởi nếu ngâm quá lâu thì cốm sẽ bị nhão, ngâm nhanh thì cốm bị khô và cứng.

Những hạt ngọc trời sau khi thu hoạch từ ngoài đồng về sẽ được đập ra để chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo
Những hạt ngọc trời sau khi thu hoạch từ ngoài đồng về sẽ được đập ra để chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo
 

Sau khi nếp ngâm xong thì đem rang rồi cho ra cối bồng (loại cối sâu lòng giã gạo ngày xưa). Cốm dẹp An Giang thường được giã bởi 2 – 3 người luân phiên nhau. Khi giã xong thì đem cốm đi sàng sảy cho hết vỏ trấu. Quá trình này làm rất tốn công và thời gian bởi phải giã sao cho đều tay nhưng không để cốm bị nát hay bị lẫn vỏ trấu.

Công đoạn rang lúa trong chiếc niêu đất, rang thật nhỏ lửa để không bị cháy mà cốm vẫn giữ được vị dẻo
Công đoạn rang lúa trong chiếc niêu đất, rang thật nhỏ lửa để không bị cháy mà cốm vẫn giữ được vị dẻo
 

Công đoạn rang và giã cốm cũng phải rất kì công, rang cốm sao cho lửa vừa để không bị cháy khét mà vẫn đảm bảo được độ mềm dẻo của cốm. Để làm cốm trộn dừa thì bạn nạo sợi dừa ra, sau đó trộn đều với đường, thêm 1 chút nước dừa để cốm mềm hơn. Ủ cốm khoảng 2 giờ để đường và dừa thấm vào cốm thơm hơn.

 

Sau khi rang lúa xong, tiến hành cho lúa vào cối bồng, dùng chày giã từng nhịp để thu được những hạt cốm dẻo thơm
Sau khi rang lúa xong, tiến hành cho lúa vào cối bồng, dùng chày giã từng nhịp để thu được những hạt cốm dẻo thơm
 

Với cốm dẹp xanh trộn dừa thì bạn chỉ cần chuẩn bị thêm lá dứa để làm cốm có màu xanh, thêm nước cốt dừa để dậy mùi thơm. Mùi thơm bùi của cốm hòa quyện vào mùi thơm của nước cốt dừa  khiến ai ai cũng thích thú khi thưởng thức.

 

Người dân Khmer nhịp nhàng giã cốm, từng nhịp chày cứ thế vang vọng
Người dân Khmer nhịp nhàng giã cốm, từng nhịp chày cứ thế vang vọng
 

Người dân Khmer hiện nay thường làm cốm dẹp để bán, họ thường cho thêm một chút đậu phộng giã vào. Khi cho thêm vào để tăng vị bùi bùi, béo béo và thơm ngậy. Tuy nhiên nhiều người vẫn ưa thích cốm dẹp truyền thống. Khi thưởng thức cốm dẹp truyền thống thì ăn từng chút một để cảm nhận hương vị của cốm dẹp đầu mùa.

Sau khi giã cốm xong là công đoạn sàng, sảy hết vỏ trấu để thu được những hạt cốm trong ngần
Sau khi giã cốm xong là công đoạn sàng, sảy hết vỏ trấu để thu được những hạt cốm trong ngần
 

Mua cốm xanh ở đâu?

Nếu có dịp ghé An Giang, bạn đừng quên thưởng thức món đặc sản thơm thảo này nhé. Để mua cốm dẹp An Giang về làm quà, bạn có thể đến xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang để chọn cốm đúng chuẩn. Khi mua cốm bạn nhớ chọn cốm mới, thơm và dẻo.

Tiếng chày giã cốm vẫn mãi vang lên đều đều dưới sự cần cù của người Khmer. Đến với An Giang, đến với vùng đất của miền sông nước hiền hòa. Mỗi món ăn, mỗi đặc sản nơi đây đều được tạo nên từ sự cần cù, chịu thương chịu khó của người nông dân.

Món quà thảo thơm của đất trời và sự tỉ mỉ, khéo léo của những người dân ở An Giang
Món quà thảo thơm của đất trời và sự tỉ mỉ, khéo léo của những người dân ở An Giang
 

Hãy thử một lần đến với An Giang thanh bình, trải nghiệm các món ăn độc đáo nơi đây. Đặc biệt đừng quên thưởng thức và trải nghiệm giã cốm dẹp cùng đồng bào dân tộc Khmer nơi đây nhé. Đừng quên chia sẻ các thông tin này đến với những “cạ cứng” của mình để cùng làm một chuyến du hí đến vùng đất An Giang nhé!

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll