Canh lá đắng nổi tiếng xứ Thanh: Thưởng thức 1 lần là nhớ mãi
admin | Đăng lúc 7:48 - 21/10/2022

Nếu có dịp đặt chân tới vùng đất Thanh Hóa, bạn nhất định phải thưởng thức món canh lá đắng. Một món ăn nổi tiếng dân dã lại đậm chất núi rừng.

Cây lá đắng là loại cây mọc tự nhiên, chủ yếu sinh trưởng ở ven núi, ven rừng. Cây phát triển quanh năm, nhưng phát triển nhất vẫn là vào mùa mưa. Lá đắng có màu xanh, hình dáng gần giống với lá sắn.  Người dân thường hái lá đắng đem về phơi khô, cất làm dự trữ. Ngày nay, để thuận tiện hơn người ta đã chủ động trồng cây lá đắng trong vườn nhà.

Canh lá đắng – Món ngon mà lạ

Lá đắng được chia thành hai loại. Một loại có lá màu xanh thẫm, lá dày, xung quanh viền không có răng cưa. Loại thứ hai thì ngược lại, có màu xanh nhẹ, có răng cưa. Theo kinh nghiệm của người dân, lá đắng thuộc loại thứ hai sẽ cho ra bát canh đắng có hương vị ngon hơn. Cái vị đắng chát đặc trưng được giảm đi, thay vào đó là cái vị ngòn ngọt, thơm ngon.

Lá đắng màu xanh nhẹ, có răng cưa sẽ cho bát canh đắng ngon hơn.
Lá đắng màu xanh nhẹ, có răng cưa sẽ cho bát canh đắng ngon hơn.

Nhiều người sẽ phải cảm thấy ngạc nhiên tới “rùng mình” khi lần đầu tiên thưởng thức món ăn này. Khác với vị đắng của canh khổ qua, canh đắng mang đến cho người ta một cảm giác cực kỳ khác biệt. Cái vị đắng chát hòa trộn với vị ngọt bùi, lẫn đâu đó cái vị cay nồng của ớt, vị chua của mẻ cùng mùi thơm của hành, sả. Tất cả mọi nguyên liệu hòa quyện lại với nhau, đánh thức mọi giác quan của bạn. Khiến cho thực khách khó tính nhất cũng phải mỉm cười gật đầu khen ngon.

Ngoài việc được biết đến như là một nguyên liệu trong nấu ăn. Lá đắng còn có tác dụng trong việc chữa trị một số loại bệnh liên quan đến đường ruột, giảm mỡ và giải rượu, bia.

Cách nấu món canh lá đắng đúng chuẩn của người dân tộc Mường

Canh lá đắng thường được bà con miền núi kết hợp với các nguyên liệu như lòng lợn, lòng gà, thịt lợn, hoặc thịt thú rừng,..

Để có thể nấu ra một nồi canh lá đắng ngon miệng, việc đầu tiên cần làm chính là lựa chọn lá đắng. Lá đắng không được non quá, nếu không canh sẽ không có vị đắng. Vì vậy, nên chọn những lá thứ 2, 3 tính từ trên xuống. Loại lá này vừa phải, không quá già cũng không quá non, nhờ vậy món canh có thể tròn vị nhất.

Lá đắng là nguyên liệu chính trong món canh đắng này. Lá đắng, thịt, các gia vị như ớt, sả… đem băm nhỏ rồi trộn đều lên với nhau. Số lượng ớt cho vào canh đắng tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi người. Trong món canh đắng này, gia vị không thể thiếu chính là mẻ và mắm tôm. Mẻ giúp tăng thêm vị chua, mắm tôm làm món canh dậy mùi thơm hơn.  Sau công đoạn chuẩn bị nguyên liệu chính tiếp theo sẽ là nấu canh. Bắc nồi lên bếp cùng một ít dầu ăn. Khi dầu sôi, bỏ nguyên liệu vào rồi bắt đầu đảo đều đến khi ngấm gia vị, đổ nước vào rồi đun sôi thêm vài phút. Khi thấy canh sôi lớn, khuấy vào thấy sền sệt có nghĩa là canh đã chín.

Canh có vị đắng nhưng khi ăn xong thì chỉ còn vị ngọt đọng lại ở đầu lưỡi.
Canh có vị đắng nhưng khi ăn xong thì chỉ còn vị ngọt đọng lại ở đầu lưỡi.

Canh lá đắng sẽ càng ngon hơn khi ăn còn nóng. Canh có vị đắng nhưng khi ăn xong thì chỉ còn vị ngọt đọng lại ở đầu lưỡi. Đặc biệt là vị ngọt từ thịt, từ các loại gia vị hòa quyện lại với nhau tạo thành một cái hương vị rất quen thuộc. Đó chính là hương vị của núi rừng mang theo đặc trưng của những người dân tộc Mường sinh sống tại Thanh Hóa.

Canh lá đắng – Món ăn gắn kết gia đình

Còn gì tuyệt vời hơn khi được cùng gia đình quây quần bên mâm cơm trong tiết trời rét lạnh. Cùng nhau xuýt xoa về món canh đắng ngon lành. Cùng cười đùa vui vẻ về những câu chuyện được chia sẻ trên mâm cơm. Cái không khí đó nếu ai đã trải qua, quả thực khó mà quên được.

Canh lá đắng, món ăn quen thuộc của biết bao gia đình.
Canh lá đắng, món ăn quen thuộc của biết bao gia đình.

Nếu có một lần đặt chân tới vùng đất Thanh Hóa, bạn nhất định phải thưởng thức món ăn này. Vừa thêm những trải nghiệm thú vị cho bản thân, vừa hiểu được nhiều điều mới lạ về một vùng đất bình dị, thân thương.

Theo Poliva

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll