1. Cà đắng Kon Tum - Món ăn đặc sản của vùng đất Tây Nguyên
Chắc hẳn những người con của vùng đất miền Trung - Tây Nguyên đều biết đến trái cà đắng. Cà đắng không xuất phát từ những cây to bóng lớn mà chị đơn giản là một vạt cây thảo chỉ cao chừng 1m, thân nhẵn nhụi, lá hình mác. Hoa của loài thực vật này có màu tím nhạt. Do đó, cà đắng Kon Tum trở thành biểu tượng đặc trưng quen thuộc cả trong hình ảnh và ẩm thực của người dân tộc thiểu số ở đây. Cây cà đắng mọc thành vạt ven những ngọn đồi, bờ suối nên bạn rất dễ bắt gặp chúng khi đi trên đường.
Cà đắng Kon Tum có hình dạng nhỏ nhắn, thon dài và chỉ to khoảng chừng như bắp tay của người trưởng thành. Loại quả này có màu xanh sậm, sọc trắng dọc thân. Theo lời kể của người dân ở Kon Tum, trước đây mọi người thường xem cà đắng là loại cây mọc hoang dã. Mọi người đi lên nương, rẫy về tiện tay hái ít quả về ăn cơm. Dần về sau, món ăn này ngày càng phổ biến đối với người dân trong vùng, họ truyền tai nhau về hương vị của cà đắng. Bởi vì được ưa chuộng càng nhiều, nên người dân bắt đầu đem về trồng trong nhà. Từ đó, trái bắt đầu to hơn một chút, màu xanh nhạt và vị đắng cũng giảm đi chút ít.
Đến với vùng đất Tây Nguyên núi rừng bạt ngàn, không khó để bạn có thể bắt gặp cây cà đắng mọc dại ven đường, cành lá sum suê và sắc tím tỏa hương cả một góc trời. Đối với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và cư dân bản địa nói riêng, cà đắng là đặc sản Kon Tum không thể thiếu trong nét ẩm thực của họ.
Chắc hẳn có nhiều bạn thắc mắc, tại sao một món ăn dân dã từ cây dại mọc hoang dã lại trở thành đặc sản trong nét văn hóa ẩm thực của họ. Từ rất lâu, đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê. C'Ho, M'Nông... đã biết được công dụng hữu hiệu của nó. Cà đắng Kon Tum có có thể giúp tăng sức đề kháng, phòng ngừa nhiều loại bệnh, chẳng hạn như các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bệnh thống phong, xương khớp...
Cá đắng có thể biến được rất nhiều món và kết hợp với các loại thủy sản như tôm, cá, ếch, lươn... hoặc nấu thịt rừng, nai, nhím, heo rừng. Nhiều thực khách khi đến Kon Tum rất thích ăn món thịt nhím Kon Tum với món cá đắng này. Do đó, bạn cũng nên thử món ăn này khi đến Kon Tum nha.
2. Bí quyết ăn kèm với cà đắng Kon Tum
Gỏi cà đắng Kon Tum kết hợp với cá khô mang đến cho người dùng một hương vị đặc trưng. Sự hòa hợp của vị cà đắng, cá khô giòn thơm và nước mắm tạo nên một món ăn dân dã trong bữa cơm gia đình của tất cả đồng bào dân tộc ở đây.
Thịt ếch là món ăn yêu thích của người người. Ếch có thể nấu được rất nhiều món ngon. Tuy nhiên, ếch um với cà đắng là món ngon bạn chỉ có thể thưởng thức được khi đến du lịch Kon Tum thôi. Vị ngọt thanh của cà đắng Kon Tum cộng hưởng với vị béo của thịt ếch khiến người thưởng thức ai nấy đều gật đầu khen ngon. Đối với nhiều gia đình, ếch um cà đắng trở thành món ăn đặc biệt dùng trong các dịp lễ, Tết quan trọng. Tuy nhiên, nếu có khách quý đến nhà, họ cũng sẵn lòng chế biến ếch um cà đắng để mời. Món này rất thích hợp để ăn với cơm hoặc bún. Một số vùng còn có thể chấm với bánh mì.
Chắc hẳn một số bạn khi nghe đến món canh cà đắng Kon Tum đã có nhiều thắc mắc. Cà đắng là loại trái cây ăn sống rất giòn, nếu dùng để nấu canh thì nguyên liệu nào có thể kết hợp hoàn hảo với nó? Canh cà đắng thường đem nấu cùng với nội tạng, phèo bò. Trong đó, nguyên liệu rau nấu canh gồm có lá é, củ nén và ớt nguyên trái. Hương vị món ăn vừa thanh, vừa cay khiến bạn không thể bỏ qua khi đến Kon Tum. Món ăn được mọi người ưa chuộng dùng trong bữa cơm gia đình.
Cá đắng Kon Tum giòn thơm là món ăn quen thuộc của người dân Ê Đê. Họ thường giã cà đắng, sau đó trộn với cá khô, ớt hiểm cay. Như vậy, món cà đắng giã hoàn thành chỉ trong phút chốc. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài cà đắng giã, dế chiên Kon Tum cũng là món ăn bình dị, thân thuộc đối với họ.
3. Cách chế biến cà đắng Kon Tum
Cà đắng Kon Tum có nhiều cách chế biến đa dạng. Đặc biệt, cà đắng có thể kết hợp hài hòa từ thủy sản đến thịt rừng. Nếu cà được nấu với tôm, cá, ếch, lươn... bạn nên bỏ thật nhiều ớt xanh hay ớt hiểm. Vị cay của ớt sẽ giúp món ăn có hương vị dung hòa hơn. Bỏ cà đắng vào miệng, sau đó nhai chầm chậm, bạn sẽ cảm nhận rõ vị béo của thịt, vị đắng của cà một cách chân thật nhất. Chính lúc này, bạn mới hoàn toàn chạm vào nét đặc trưng của ẩm thực Tây Nguyên.
Còn khi nấu với thịt rừng, bạn nên nấu khô một chút và cà nên để nguyên miếng. Thịt nhím Kon Tum, thịt nai, thịt heo rừng, thịt mang.... rất dễ nấu và phối hợp với cà đắng. Nướng xiên là cách chế biến ngon nhất của các loại thịt rừng với cà đắng. Trong một xiên có sự kết hợp hài hòa của thịt rừng và một miếng cà đắng.
Theo kinh nghiệm của nhiều người, cà đắng Kon Tum ăn sống hay nấu chín đều có hương vị thơm ngon và đặc trưng của riêng nó. Tuy nhiên, muối cà đắng chính là món ăn đơn giản và có thể giữ trọn vẹn hương vị đặc trưng vốn có của nó. Cà non đem rửa sạch, sau đó cắt thành đôi rồi đem ngâm nước lạnh khoảng một thời gian vừa phải. Để muối cà giữ được lâu này, bạn vớt cà ra để ráo nước. Cà đắng Kon Tum được muối với ớt xanh, bột ngọt, muối và để thấm gia vị tầm khoảng 4 - 5 giờ đồng hồ. Đây là cách chế biến cà đắng đơn giản, mọi người thương dùng để ăn với cơm trắng. Không những thế, đối với bà con dân tộc thiểu số, họ thường xuyên lên nương rẫy từ sáng sớm đến chiều tối muộn mới trở về nhà. Do đó, đây là món gần gũi, quen thuộc giúp họ có một bữa ăn trong lúc đi làm.
Trước đây, mọi người muốn thưởng thức các món ăn kết hợp cà đắng thì phải lên Kon Tum. Vì đây là một món ăn dân dã của đồng bào dân tộc thiểu số và chỉ có cà Đắng Kon Tum mới có thể chế biến ngon đến như vậy. Hiện nay, cà đắng trở thành món ăn đặc sản nổi tiếng tứ phương và dễ dàng tìm thấy trong nhiều nhà hàng ở Kon Tum. Không những thế, thực đơn các món ăn kết hợp với cà ngày càng phong phú, phù hợp khẩu vị đối với nhiều thực khách.
Cà đắng Kon Tum chắc chắn trở thành món ăn xịn xò không thể bỏ lỡ trong chuyến du lịch Pleiku - Kon Tum. Hi vọng bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời khi đến du lịch ở vùng đất này nhé!
Theo MIA.vn