Bánh ngải Lạng Sơn - Thưởng thức món quà đặc sản vùng cao
admin | Đăng lúc 15:10 - 29/08/2023

Bánh ngải Lạng Sơn là món ăn tinh hoa xứ Lạng được nhiều thực khách yêu thích. Món bánh có màu sắc bắt mắt, hương vị đặc biệt, mang dấu ấn khó phai gắn liền với nét đẹp ẩm thực quê hương, xứ sở. Cụ thể bánh ngải có nguồn gốc từ đâu? Hương vị thế nào? Chế biến sao cho chuẩn vị? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

 

1. Giới thiệu sơ lược về bánh ngải Lạng Sơn

Bánh ngải Lạng Sơn là món ăn tinh hoa xứ Lạng vang danh khắp nơi với hương vị đặc trưng, cuốn hút. Nguồn gốc của bánh ngải là do người Tày sáng tạo để ăn vào những dịp đặc biệt như Tết Thanh minh hoặc rằm tháng 7. Với cách chế biến tinh tế, món bánh ngải xứ Lạng nổi tiếng đó đây, trở thành món quà nông sản biểu trưng cho ẩm thực của xứ sở.

Món ăn đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ với hương vị dẻo dẻo, quyện vị lá ngải. Người Lạng Sơn giờ không chỉ ăn món bánh trong những ngày đặc biệt mà dùng bánh ngải trong các bữa ăn nhẹ hàng ngày. Màu sắc xanh lục bảo cuốn hút của bánh ngải sẽ làm bữa sáng của bạn đầy đủ thanh hương, thanh sắc. 

Bánh ngải Lạng Sơn thường được bày bán trên các sạp đồ ăn ngoài chợ như những món ăn vặt dân dã. Ở những địa phương, thành phố khác, bánh có thể được bán trên phố, trong những gánh hàng rong bán đồ nông sản thập phương.

Bánh ngải Lạng Sơn ăn có vị ngọt, thanh thanh mùi lá ngải. Chiếc bánh mềm dẻo, bóng bẩy nhìn vô cùng hấp dẫn khiến người ta nhìn là muốn nếm thử ngay. Màu sắc trong như ngọc thạch khiến cho người ăn nhớ mãi, không lẫn vào đâu được. Tinh chất bột gạo mang đến nguồn dinh dưỡng dồi dào cho các bữa phụ lúc ban trưa hay khoảng chiều hôm.

2. Cách làm bánh ngải Lạng Sơn tại nhà

2.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh ngải Lạng Sơn

Bánh ngải được chế biến với nguồn nguyên liệu đơn giản từ bột nếp và lá ngải cứu non cùng những gia vị quen thuộc trong gian bếp của người dân tộc. Để làm ra một chiếc bánh ngải Lạng Sơn thơm ngon, dẻo quẹo, chuẩn vị đặc sản, điều quan trọng là bạn cần chia các nguyên liệu theo tỷ lệ phù hợp. 

Khi chuẩn bị nguyên liệu làm bánh ngải Lạng Sơn bạn cần lưu ý lựa chọn rau đủ độ tươi non, bột nếp chất lượng để chiếc bánh có màu xanh ngọc, vị mềm thơm. Dưới đây là gợi ý nguyên liệu cho một đĩa bánh ngải xanh bóng, thơm mềm để bạn tham khảo:

  • 800g bột nếp
  • 700g lá ngải cứu ngon
  • 6g vôi bột
  • 400g đường đỏ
  • 40g đậu phộng
  • 40g dừa khô
  • 20g mè đen
  • 4 muỗng canh dầu ăn

Bột nếp nếu không chọn loại thượng hạng, bánh sẽ dễ bị cứng, nhạt và giảm độ thơm ngậy. Lá ngải nếu quá non sẽ làm màu bánh không được xanh biếc như ý, nếu quá già sẽ có nhiều sơ mất độ trong và độ mịn màng, bóng bẩy.

Để bánh ngải Lạng Sơn thêm thơm ngon bạn có thể thay bột nếp mua sẵn bằng bột gạo nếp tự xay. Khi đó bạn cần ngâm gạo từ 5-7 tiếng trước khi chế biến cho đạt độ dẻo như mong đợi. 

Ngoài ra, phần nhân bánh sẽ thơm ngọt khi bạn sử dụng đường phèn không lẫn tạp chất. Nhân được nhuyễn vị và ngọt sắc ăn một lần là nhớ mãi cái vị thơm béo, ngọt ngào.

2.2. Sơ chế nguyên liệu làm bánh ngải Lạng Sơn

Các nguyên liệu như vôi bột, đường đỏ, dầu ăn,.. bạn cho ra bát nhỏ để riêng. Lá ngải cứu cho vào 5 lít nước mang rửa với vôi bột, để vào rổ cho ráo nước. Sau đó mang rã đậu phộng, dừa khô, mè đen cho nhỏ hoặc mang xay nhuyễn. Thông thường phần nguyên liệu nhân nên dùng cối dã để giữ được vị thơm đặc trưng và các loại hạt tiết nhiều tinh dầu hơn.

2.3. Các bước làm bánh ngải Lạng Sơn

Để món bánh ngải Lạng Sơn thơm ngon chuẩn vị, bạn cần làm theo các bước sau:

  • Làm lớp vỏ bột nếp lá ngải: Đun lá ngải đã sơ chế trong khoảng 40 phút đến khi mềm mục thì lấy ra rửa với nước lạnh, vắt ráo nước rồi thái nhỏ. Tiếp tục bắc lên bếp đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho khô. Thêm 200ml nước vào lá ngải khô rồi xay nhuyễn sau đó mang đi trộn bột nếp đến khi dẻo quánh, sánh mịn.
  • Làm nhân bánh: Canh đường đỏ tan chảy rồi thêm đậu giã nhuyễn, dừa khô và vừng đen sẽ cho vị thơm bùi, ngậy hơn. Đảo phần nhân trong khoảng 12 phút đến khi sánh quyện thì bắc xuống quạt nguội, vo viên tròn xinh xắn.
  • Bọc bánh: Lấy một phần vỏ bánh vừa ăn nặn tròn rồi tán dẹt dày khoảng 4-6mm tùy theo sở thích của mỗi người. Mang lớp vỏ bột bọc quanh nhân tròn đã viên, xoay cho chiếc bánh tròn đều rồi ấn nhẹ cho bánh dẹt lại.
  • Hấp bánh: Trước khi đặt bánh vào nồi bạn quệt một lớp dầu mỏng lên 2 mặt để tăng độ bóng bẩy, ngậy thơm, mặt bánh căng tròn đều mà không bị nhão dính. Mang hấp cách thủy trong vòng 10 phút, bạn nên canh giờ chuẩn để giữ bề mặt bánh mịn màng không bị dỗ, nát. Khi chín, bánh sẽ có màu xanh sẫm với mùi thơm đặc trưng. 

3. Cách thưởng thức bánh ngải Lạng Sơn ngon chuẩn vị

Bánh ngải Lạng Sơn đơn giản từ cách chế biến đến cách thưởng thức. Bánh hấp xong bạn chỉ cần bắc xuống để nguội và đặt lên lá chuối để tươi để hương thơm hòa quyện. Ăn bánh ngải lúc nguội sẽ dai và ngọt hơn. Ăn bánh ngải khi mới bắc xuống thì thơm thơm, ngầy ngậy, hợp với những hôm tiết trời se lạnh.

4. Mua bánh ngải cứu Lạng Sơn ở đâu?

Giá bánh ngải Lạng Sơn là món đặc sản nổi tiếng được bày bán ở nhiều gian chợ quê xứ Lạng. Bạn cũng có thể mua được những chiếc bánh ngon chuẩn vị khi đi dọc những con phố trên tỉnh. Giá bán của chiếc bánh rất phải chăng chỉ khoảng 3.000 – 4.000 VNĐ là bạn đã được thưởng thức một chiếc bánh ngải xinh xắn, ngọt ngào rồi.

Với đặc điểm chế biến đơn giản, dễ ăn và hương vị thì thơm ngon tuyệt hảo nên món quà nông sản này được yêu thích ở nhiều địa phương khác nữa. Có những nơi bánh được bán ở chợ phiên, trong các nhà hàng hương quê hay đóng gói cho các thực khách dễ bảo quản tại nhà. 

5. Cách bảo quản bánh ngải tại nhà đúng cách

Bánh ngải tươi chỉ để được trong ít ngày do nguyên liệu có đậu, đường và bột gạo nếp không giữ được lâu. Khi đó nếu muốn ăn bánh trong nhiều ngày bạn có thể bọc vào túi kín và để vào ngăn mát tủ lạnh. Nếu miệng túi bị hở, vỏ bánh sẽ dễ bị khô và khi hấp lại bánh sẽ bị cứng và mất hương thơm tự nhiên của lá ngải.

Thưởng thức món quà đặc sản bánh ngải Lạng Sơn 

Nhưng chắc chắn là các món tươi lúc mới làm vẫn là ngon nhất, và bánh ngải Lạng Sơn cũng không ngoại lệ. Để không cần bảo quản tử lạnh, bạn hãy chế biến số lượng bánh vừa đủ.

Nếu vào mùa hè bánh có chỉ để ngoài trời trong khoảng 1 ngày, còn mùa đông có thể để bánh qua đêm và ngày hôm sau hấp lại ăn vẫn ngon, không cần sử dụng thêm chất bảo quản.

Thưởng thức món quà đặc sản bánh ngải Lạng Sơn 

Vậy là chúng tôi đã cùng bạn chu du miền đất biên giới xa xôi, thưởng thức tinh hoa ẩm thực xứ Lạng nói chung và món bánh ngải Lạng Sơn nói riêng. Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những kiến thức tuyệt vời để có thêm nhiều hành trình tìm hiểu nếp sống văn hóa và con người miền đất mới nhé.

Theo Ticotravel.com.vn

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll