Dẻo dai, trắng tròn, thơm ngon đó chính là dư vị của món bánh dày làng Gàu. Đặc sản nổi tiếng nay đã vượt qua lãnh thổ Hưng Yên, xứng đáng là thứ quà quê lên phố, được nhiều người yêu thích hiện nay.
Bánh dày gắn liền với 1 sự tích
Nhắc đến bánh dày, không ai là không nhớ đến 1 sự tích. Đó là sự tích “Bánh trưng, bánh dày” của Lang Liêu ở thời vua Hùng Vương.
Khi nhà vua muốn truyền ngôi cho các con, nhưng không biết trọn ai. Người bèn ra một câu đố, đó là: ai làm vừa lòng Vua thì sẽ được truyền ngôi cho. Khác với những người anh của mình, cung tiến hải sản quý trên núi, dưới biển. Thì Lang Liêu lại sử dụng chính những nguyên liệu mà mình làm ra để tạo nên những chiếc bánh dâng lên Vua. Những chiếc bánh dày trắng trẻo, dẻo dai, thơm ngon mang đầy ý nghĩa. Nhà Vua vô cùng ưng ý, bèn truyền ngôi lại cho chàng.
Dù đó là sự tích xưa truyền lại, tuy nhiên, đến ngay nay, loại bánh này vẫn được người dân lưu truyền. Với mục đích là tỏ lòng tưởng nhớ đến đức Vua Hùng – người đã có công dựng và giữ nước. Trong đó, Hưng Yên là vùng quê còn lưu giữ nghề bánh dày. Nổi tiếng và ngon nhất là bánh dày làng Gàu, xã Cửu Cao.
Nguyên liệu chính làm bánh đặc biệt
Những chiếc bánh dày làng Gàu được làm chính từ gạo nếp cái hoa vàng. Nó còn gọi tên khác là nếp ả hay nếp hoa vàng.
Nếp cái hoa vàng được trồng nhiều ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Lúa được trồng vào vụ mùa là chính, khoảng từ tháng 5-10 âm lịch. Khi thu hoạch lúa, quan trọng nhất là khâu phơi. Phải phơi trên sân gạch, nắng không được nhỏ quá hay to quá. Lúa phơi khô được cho vào chum đậy kín giúp bảo quản thời gian dài.
Thường gạo nếp hoa vàng tròn, dẻo và thơm hơn so với các loại gạo nếp khác. Nó thường dùng để đồ xôi, làm cốm hoặc làm các loại bánh khác, làm tương hoặc rượu cực kỳ ngon.
Cách làm bánh dày làng Gàu với bí quyết riêng
Gạo phải là gạo nếp hoa vàng loại 1, hạt to, tròn thơm, độ dẻo, được sàng lọc sạch sẽ. Nó sẽ được ngâm với nước sạch, sau đó giã. Khi giã, người thợ bắt buộc phải giã đều tay để gạo thành bột mịn hơn. Thành bột rồi, nó sẽ được nặn thành những chiếc bánh dày tròn, màu trắng tinh khôi.
Trong công đoạn làm bánh dày thì khâu làm nhân bánh là khó. Vì nó đòi hỏi người thợ phải kéo léo và tỉ mỉ. Với phần nhân được làm từ đỗ xanh, đỗ được ngâm nước, đãi sạch vỏ rồi đồ chính lên. Sau đó, giã nhuyễn rã, nắm thành từng nắm nhỏ.
Khi bột và nhân được chuẩn bị xong. Người thợ sẽ cho nhân vào giữa bánh, nặn thành những chiếc bánh dày nhỏ xinh. Khi nặn cố gắng không để nhân bị lộ ra ngoài. Nếu muốn ăn nhân mặn, có thể cho thêm ít thịt nạc bơm hoặc xay vào cùng với nhân đỗ. Nếu người ăn muốn nhân ngọt, có thể cho thêm ít đường vào nhân đỗ là được.
Bánh dày làng Gàu được hấp lên. Bánh sử dụng hơi nước để làm chín. Khi xong, bánh sẽ có màu trắng, bánh mềm, dẻo dai, mùi thơm hấp dẫn từ gạo nếp và nhân.
Đặc biệt, cái thú vị của món bánh này đó là nó được đặt trên lá chuối. Loại lá chuối màu xanh, được cắt theo hình tròn của chiếc bánh. Món bánh giản dị nhưng đầy ý nghĩa, đặc biệt là mang đến giá trị cao cho cuộc sống.
Bánh dày làng Gàu chứa đầy ý nghĩa trong dịp cưới và Tết
Bánh dày làng Gàu trắng, dẻo, thơm với hương vị riêng. Sản vật trở thành đặc sản của đất Hưng Yên nói riêng và của người Việt nói chúng.
Cứ độ Tết đến xuân về, trên câm cỗ người dân không thể thiếu loại bánh đặc sản này. Loại bánh tưởng nhớ đến công ơn tổ tiên, ông cha đã sản sinh ra. Hơn thế là để thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với thế hệ trước.
Ngoài ra, bánh dày còn được biết đến với ý nghĩa về sự hòa hợp và hạnh phúc. Vì thế, trong ngày vui của các cặp đôi, bánh dày cũng được xuất hiện.
“Mâm cao cỗ đầy
không bằng bánh giầy làng Gàu”.
Địa chỉ mua bánh dày ngon chuẩn vị đất Hưng Yên
Đặc sản bánh dày làng Gàu Kim Phụng
- Địa chỉ: thôn Vàng, Văn Giang, Hưng Yên
- Điện thoại: 096 893 66 66
- Giá: 20.000 – 25.000 VNĐ
Cửa hàng bánh dày Huyên Phương
- Địa chỉ: 179, Chợ Gàu, Xã Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên
- Giá: 20.000 – 25.000 VNĐ
Cửa hàng bánh ở Thôn Vàng
- Địa chỉ: Thôn Vàng, Xã Cửu Cáo, Huyện Văn Giang,Hưng Yên
- Điện thoại: 0981 320 296
- Giá: 20.000 – 25.000 VNĐ
Vì thế, nếu có dịp đến Hưng Yên, du khách nhất định phải thưởng thức bánh dày làng Gàu. Đặc biệt là có thể trải nghiệm làm bánh dày ở đây. Ngoài ra, khi ra về không quên mua về làm quà, biếu tặng người thân trong gia đình mình.