Tìm hiểu nhiệm vụ, công việc của quản lý bộ phận ẩm thực khách sạn
admin | Đăng lúc 8:41 - 07/05/2022

Bộ phận ẩm thực là một trong những bộ phận quan trọng trong khách sạn vậy cơ cấu quản lý của bộ phận này như thế nào hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé !

 

Khái quát về bộ phận ẩm thực khách sạn

Bộ phận ẩm thực trong khách sạn hay còn được biết đến với cái tên F&B. F&B có nghĩa là Food and Beverage Services. Bộ phận này cung cấp các dịch vụ ăn uống cho khách hàng lưu trú tại khách sạn. Ngoài ra đây là bộ phận đem lại lợi nhuận cao thứ hai chỉ sau bộ phận buồng phòng. Không những vậy nếu bộ phận ẩm thực làm việc hiệu quả thì đây là một cách hiệu quả để nâng cao tính nhận diện thương hiệu của khách sạn.

Tuỳ theo quy mô lớn hay nhỏ của khách sạn mà cơ cấu bộ phận ẩm thực có thể thay đổi tuỳ theo sao cho phù hợp nhưng về cơ bản hai người chịu trách nhiệm chính cho bộ phận này là giám đốc bộ phận ẩm thực và trưởng bộ phận ẩm thực.

Tìm hiểu mô hình quản lý bộ phận ẩm thực trong khách sạn
Bộ phận ẩm thực khách sạn

Hai vị trí quản lý bộ phận ẩm thực khách sạn

Nhiệm vụ của giám đốc bộ phận ẩm thực

Đây là người giữ chức vụ cao nhất của bộ phận ẩm thực. Công việc của người đảm nhận vị trí này cũng tương đối khó khăn và nặng nề khi phải chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các chính sách, quy định và đạt được mục tiêu mà khách sạn đề ra đó là mang lại tối đa lợi nhuận cho khách sạn đối với mỗi khu vực phục vụ ăn uống.

Tìm hiểu mô hình quản lý bộ phận ẩm thực trong khách sạn
Giám đốc bộ phận ẩm thực khách sạn Metropole Hà Nội
 

Các nhiệm vụ đặc trưng của giám đốc bộ phận ẩm thực là :

  • Tìm hiểu xu hướng và thị hiếu của khách hàng để cập nhật và lên menu cũng như các loại đồ uống , rượu cho nhà hàng
  • Làm việc với đầu bếp từng khu vực đểđảm bảo thực đơn các món ăn được làm theo đúng yêu cầu và danh sách được đưa lên
  • Làm việc với nhà cung cấp thực phẩm, so sánh giá cả giữa các bên và ra quyết định sẽ hợp tác với nhà cung cấp nào.
  • Định giá món ăn hợp lý sao cho vừa mang lại lợi nhuận cho nhà hàng, vừa làm khách hài lòng.
  • Quản lý sát sao hoạt đông chung của nhà hàng cũng như quầy bar, đảm bảo tiến độ và có sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận với nhau.
  • Điều chỉnh kịp thời những mâu thuẫn, sai sót trong nội bộ nhà hàng.
  • Chịu trách nhiệm về nhân sự của bộ phận, đảm nhiệm nhiệm vụ tiến cử nhân viên, sa thải và kỷ luật nhân viên.

Nhiệm vụ của trưởng bộ phận ẩm thực

So với giám đốc bộ phận thì nhiệm vụ và trách nhiệm của trưởng bộ phận ẩm thực với các bộ phận, khu vực ăn uống, quầy barsẽ sát sao hơn. Trưởng bộ phận ẩm thực chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ các khu vực bao gồm phòng chờ đại sảnh, các tầng, các quầy tự phục vụ và có thể cả một số phòng tiệc riêng biệt. Nhận lệnh trực tiếp từ giám đốc bộ phận để triển khai xuống các nhân viên.

Tìm hiểu mô hình quản lý bộ phận ẩm thực trong khách sạn
Trưởng bộ phận ẩm thực
 

Trưởng bộ phận ẩm thực là người đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ. Người này cũng chịu trách nhiệm thực hiện về công tác đào tạo nhân viên như huấn luyện tại chỗ hay đứng lớp các khoá đào tạo chuyên viên riêng biệt.Trưởng bộ phận ẩm thực có thể lên lịch làm việc, lịch nghỉ hoặc giờ giấc làm việc, để cho các khu vực phục vụ được hoạt động trôi chảy và hiệu quả. Trưởng bộ phận cũng tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên cho bộ phận cùng với giám đốc bộ phận ẩm thực. Ngoài ra, trưởng bộ phận ẩm thực cũng có trách nhiệm trong việc đề xuất chính sách khen thưởng cũng như kỷ luật nhân viên đến giám đốc bộ phận.

Vai trò quan trọng của người quản lý bộ phận ẩm thực khách sạn

Trên đây là hai vị trí quản lý quan trọng của bộ phận ẩm thực trong khách sạn. Họ giúp cho bộ phận hoạt động được trơn tru và hiệu quả qua đó mang lại những khoản lợi nhuận và các lợi ích cho khách sạn.

Đây chính là bộ phận quan trọng , cần thiết , không thể thiếu đối với tất cả các khách sạn. Giám đốc bộ phận Food and Beverage và trưởng bộ phận của khách sạn là hai vị trí đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp để điều hành công việc của bộ phận này cũng như quản lý nhân viên, xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Đưa bộ phận ẩm thực trở thành thương hiệu của khách sạn mà khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ sẽ đến sử dụng tiếp vào lần lưu trú sau.

 

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll