Trong một gian khách sạn thì khu vực bếp được coi là linh hồn ẩm thực, góp phần tạo nên thương hiệu của khách sạn đó. Và trong khu vực bếp có nhiều chức vụ khác nhau, mỗi chức vụ đảm nhận vị trí nhiệm vụ riêng biệt tạo nên linh hồn của bếp trong đó không thể thiếu được Sous chef – Vậy Sous chef là gì? Hãy cùng khám phá nhé!
Sous chef là gì?
Trong nghiệp vụ khách sạn Sous Chef là thuật ngữ chỉ một vị trí chức danh “bếp phó” quan trọng trong bộ phận bếp. Với vị trí Bếp phó trong bộ phận bếp, giữ vai trò quan trọng, sau bếp trưởng. Hỗ trợ bếp trưởng cũng như khách sạn trong việc quản lý công việc. Đồng thời phân công nhân sự hằng ngày tại bếp theo từng mảng công việc cụ thể khi bếp trưởng vắng mặt.
Với vị trí giám sát đứng thứ 2 trong bếp, yêu cầu một người Sous chef – bếp phó phải là người dày dặn kinh nghiệm trong nấu ăn cũng như quản lý. Đây cũng một thử thách trong cuộc đời để tiến tới lộ trình thăng tiến trong nghề đầu bếp, làm tốt công việc vị trí này sẽ cho bạn những kinh nghiệm quý giá như vấn đề xử lý, sắp xếp, trình bày để trở thành một Bếp trưởng khách sạn trong tương lai.
Cùng với khối công việc diễn ra hầu như 24/24 của bộ phận bếp trong khách sạn, bếp phó và bếp trưởng cũng có thể phân chia nhau để cùng đồng hành trong giải quyết công việc. Hướng dẫn nhân viên của mình nấu ăn cũng như sáng tạo những món ăn mới.
Công việc chính của Bếp phó trong nhà hàng – khách sạn
Công việc chính của Sous Chef rất nặng nề, chỉ sau bếp trưởng nên yêu cầu cần phải có sự đồng phối hợp với hỗ trợ của tất cả mọi người. Không chỉ nấu ăn giỏi mà cần có một cái đầu cứng mới đứng vững ở vị trí như vậy. Có thể thấy rằng công việc chính của quản lý được cụ thể như sau:
Điều hành hoạt động khu vực quản lý
-
- Lên kế hoach: Lên kế hoặc, sắp xếp lịch làm việc cho nhân sự cấp dưới đồng thời phân chia, phân công đúng nhiệm vụ của từng người theo yêu cầu chung của bếp trưởng và nhà hàng. Chịu mọi vấn đề chất lượng món ăn cũng như thái độ phục vụ.
-
- Điều phối nhân sự: Sự linh hoạt của bếp phó sẽ được đánh giá cao khi biết thể hiện phân công nhiệm vụ của các ca trưởng được hợp lý theo đúng tiêu chuẩn các món ăn và khu vực trong khách sạn.
-
- Tuyển dụng, hướng dẫn, đào tạo nhân viên: Để cân đối được nhân viên khu vực bếp nhiệm vụ lần này của bếp phó sẽ được phát huy. Những quyết định và đào tạo nhân sự yêu cầu Sous Chef phải thực hiện nghiêm chỉnh. Quan trọng nhất là luôn tạo yếu tố môi trường cho nhân viên cũ và mới luôn hòa đồng thực hiện nghiêm chỉnh quy chuẩn của khách sạn. Ngoài ra thúc đẩy các nhân viên của mình cố gắng phát triển bản thân vì mục tiêu của khách sạn.
Hoạt động chế biến và thiết lập menu cho khách sạn
-
- Chế biến và chỉ đạo đôn thúc nhân viên: Sous Chef sẽ đứng ra phụ trách những món ăn cầu kỳ thuộc nhiệm vụ của mình, đồng thời tiếp nhận thông tin yêu cầu của khách hàng và chỉ đạo phụ trách của mình thực hiện món ăn đó. Đảm bảo mỗi món ăn đều chất lượng, thẩm mỹ.
-
- Thiết lập menu cho nhà hàng: Nhiệm vụ không thể bỏ qua chính là liên tục phối hợp nắm bắt xu hướng của ẩm thực cùng bếp trưởng và quản lý thay đổi menu, khẩu vị các món ăn được đổi mới và tính toán giá cả đưa ra trong mỗi thực đơn. Tạo ra phương hướng cạnh tranh về mặt ẩm thực so với các khách sạn khác.
Quản lý thiết bị, hoàn thành các hạng mục bếp trưởng giao
-
- Quản lý công cụ dụng cụ: Các trang thiết bị của bếp phải được Sous Chef quản lý chặt chẽ, cũng như liên bảo trì, đề xuất những đồ dùng trong bếp còn thiếu và hỏng.
-
- Hoàn thành các hạng mục Bếp trưởng giao: Đây là công việc không thể thiếu, thể nên khi có ai hỏi Sous Chef là gì? Thì ngoài chuyên môn quản lý, nấu ăn thì còn phải là người được bếp trưởng – Chef tin tưởng giao nhiệm vụ điều hành khi bếp trưởng vắng mặt. Công việc chính còn lập báo cáo định kỳ trong bếp gửi lên cấp trên.
Những tố chất và kỹ năng cần có ở một Sous Chef là gì?
Công việc của Sous Chef là gì? là cần sự tỉ mẩn vì vậy để hoàn thành tốt công việc, một bếp phó chuyên nghiệp cần phải có những kỹ năng và tố chất chuyên môn cũng như nghiệp vụ đi từ những người đầu bếp thực thụ.
-
- Giàu kinh nghiệm chuyên môn nấu nướng giỏi, ham học hỏi tìm tòi món ăn mới
-
- Am hiểu sâu rộng về ẩm thực của các vùng miền
-
- Quản lý, điều hành công việc lẫn nhân sự tốt
-
- Nắm bắt được xu hướng ẩm thực
-
- Hiểu tâm lý khách hàng cần gì!
-
- Có óc sáng tạo để trình bày thẩm mĩ món ăn
-
- Chịu được cường độ áp lực về thời gian cũng công việc
-
- Siêng năng, cẩn thận, có ý chí cầu tiến thực thụ như một vị bếp trưởng
Vậy Sous Chef là gì? Qua bài viết này của Poliva bạn đã hiểu rõ rồi đúng không ạ! Một bếp phó chuyên nghiệp luôn được các khách sạn đãi ngộ với mức lương rất hấp dẫn, chỉ như vậy mới tương xứng sự vất vả bỏ ra. Để hoàn thành được điều đó họ cần có cái “tâm” trong nấu ăn, cái “tầm trong quản lý và thường xuyên học hỏi để nâng cao khả năng của mình là cả một hành trình và công sức.