Những thuật ngữ giá phòng khách sạn không phải ai cũng biết
admin | Đăng lúc 9:52 - 02/06/2022

Dù bạn là nhân sự lâu năm hay mới chỉ bắt đầu tìm hiểu về ngành dịch vụ khách sạn thì cũng nên nắm chắc thuật ngữ giá phòng khách sạn để có thể hướng dẫn chi tiết cho khách hàng những loại phòng, mức giá phù hợp. Đây chính là kiến thức cơ bản và quan trọng mà mỗi nhân viên trong khách sạn đều phải nắm vững giúp cải thiện doanh thu hiệu quả. 

 

thuật ngữ giá phòng khách sạn
Những thuật ngữ giá phòng khách sạn bạn nên biết

Đối với ngành dịch vụ khách sạn, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà khách sạn sẽ đưa ra những gợi ý cho khách kèm theo bảng giá phù hợp nhất. Dưới đây là các thuật ngữ giá phòng khách sạn thường thấy mà lễ tân, khách lưu trú cũng nên nắm rõ. 

Thuật ngữ giá phòng khách sạn bạn nên biết 

BRG – Cam kết giá tốt nhất: chính sách BRG được khách sạn áp dụng khi khách hàng đặt phòng trực tiếp qua Website của khách sạn. Hình thức tính giá BRG sẽ được áp dụng trực tiếp mà không cần qua kênh trung gian OTA. Với những khách hàng sử dụng dịch vụ BRG thì trong khoảng thời gian 24 giờ sau khi đặt phòng nếu khách hàng tìm được mức giá phòng thấp hơn so với giá phòng hiện tại với điều kiện cùng hạng phòng thì phòng khách hàng đã đặt sẽ được giảm thêm. 

Cam kết giá tốt nhất
BRG – Cam kết giá tốt nhất

BAR – Giá bán phòng tốt nhất: đây là thuật ngữ chỉ giá bán phòng thấp nhất trong ngày có thể bán cho khách. BAR có thể được kết hợp cùng với BRG. Người hưởng lợi ở đây có thể là khách hàng do mức giá phòng sẽ được thay đổi khác nhau cho từng đêm ở khách sạn. BAR dùng để phân biệt và tránh nhầm lẫn cho khách hàng trong trường hợp khách sạn đang có nhiều chương trình khuyến mại. 

LCR – Giá dành cho công ty: đây là mức giá dành cho các công ty, tổ chức với hình thức lưu hành nội bộ. Thông thường các công ty sẽ đặt chỗ để tổ chức các sự kiện, hội thảo, tiệc…Mức giá này sẽ không áp dụng cho toàn bộ các công ty mà còn dựa vào tính lâu dài của hợp đồng, thời điểm ký hợp đồng…Và để đi đến một mức giá nhất định thì cần dựa vào những cuộc đàm bán riêng của 2 bên.

Dynamic Pricing – Giá linh hoạt: đây là thuật ngữ chỉ chiến lược tùy chỉnh giá của khách sạn tùy thời điểm để thu về được lợi ích tốt nhất cho khách sạn. Giá linh hoạt sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường có thể lên cao hoặc xuống thấp tùy vào các thời điểm khác nhau ví dụ như mùa cao điểm sẽ có giá phòng cao hơn mùa thấp điểm, cuối tuần sẽ có giá cao hơn những ngày trong tuần. Tuy nhiên giá này cũng áp dụng cho những đối tượng khách hàng khác nhau như khách lẻ, khách đi theo đoàn hay đi theo công ty.

Group Rate – Giá phòng cho khách đoàn: đây là giá đã được tính giảm tỷ lệ dựa trên giá phòng công khai. Giá phòng này chỉ được áp dụng cho đối tượng khách hàng đặt từ 5 phòng trở lên và phục vụ cho hội nghị, hội thảo hay những đoàn thể thao nghệ thuật. Đây là mức giá ưu đãi nhất cho khách hàng bởi nó luôn đảm bảo mang về lợi ích cho cả 2 bên là doanh nghiệp và khách lưu trú. 

Group Rate
Giá phòng cho khách đoàn

Negotiated Rate – Giá đã qua đàm phán: Nếu công ty của bạn thường xuyên sử dụng dịch vụ lưu trú thì hãy quan tâm đến mức giá này. Thông thường các công ty thường mong muốn được sử dụng dịch vụ với giá cạnh tranh tốt nhất. Do đó các khách sạn thường xây dựng chính sách giá đã qua đàm phán vừa để giữ chân khách hàng, đảm bảo những quy trình chung và có hợp đồng rõ ràng giữa 2 bên. 

Net Rate – Giá thuần: đây là mức giá không bao gồm hoa hồng của các đại lý phân phối phòng với khách sạn. Đây thường là thỏa thuận giữa công ty du lịch với khách sạn nhằm tăng hoặc giảm chi phí giúp thu về lợi nhuận cao nhất. 

Open Pricing – Giá mở: đề ra mức giá này với mục đích tối ưu hóa doanh thu. Khách sạn có thể áp dụng giảm giá phòng trong mùa thấp điểm để có thể tăng số lượng đặt phòng. 

Rate Parity – Giá cân bằng: đây là mức giá mà khách sạn đưa ra chung cho các kênh phân phối. Điều đó giúp cho khách sạn có thể quảng bá thông tin khách sạn của mình trên nhiều kênh khác nhau. Việc này mang lại lợi ích giúp thúc đẩy doanh thu, tăng sự trung thành của khách hàng mà không mất thêm hoa hồng cho các bên thứ 3.

Rate Parity
Rate Parity – Giá cân bằng

Rack Rate – Giá cao nhất: đây là cơ sở để giúp xác định chính sách giá theo theo trong chiến lược định giá phòng khách sạn. Người quản lý sẽ phải tách từng loại phòng, xem xét về công suất hoạt động hiện tại của phòng là bao nhiêu, thời điểm đặt phòng có phải mùa cao điểm hay thấp điểm để đưa ra chính sách phù hợp nhất. 

Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn việc đưa ra mức giá phòng phù hợp rất quan trọng. Điều này vừa quyết định sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ lưu trú cũng như quyết định phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu bạn đang mong muốn trở thành một nhân sự chuyên nghiệp trong kinh doanh khách sạn hãy luôn nắm vững những khái niệm này.

Theo Poliva

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll