Khám phá sơ đồ bộ phận ẩm thực trong khách sạn, nhà hàng
admin | Đăng lúc 15:53 - 07/02/2022

Bộ phận ẩm thực trong khách sạn hay còn được gọi tắt với cái tên F&B. Vậy F&B sở hữu sơ đồ bộ phận ẩm thực và được vận hành như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

 

F&B là gì ?

F&B là viết tắt của cụm từ Food and Beverage Service, là một bộ phận nhà hàng và quầy bar trong các khách sạn. Đây là bộ phận phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng nghỉ dưỡng tại khách sạn.

Sơ đồ bộ phận ẩm thực trong khách sạn

Tuỳ theo quy mô lớn nhỏ của từng khách sạn mà quy mô của bộ phận F&B cũng được bố trí khác nhau. Nhưng nhìn chung, một bộ phận F&B hoàn thiện bao gồm những vị trí sau :

Khám phá sơ đồ bộ phận ẩm thực trong khách sạn
Khám phá sơ đồ bộ phận ẩm thực trong khách sạn

Giám đốc bộ phận F&B

Đây là vị trí quan trọng và có nhiệm vụ tương đối nặng nề khi phải chịu trách nhiệm về việc thực thi các chính sách cũng như quy định và đáp ứng hoàn hảo các mục tiêu, nhiệm vụ mà khách sạn đã đề ra. Đồng thời chịu trách nhiệm bảo đảm được số dư lợi nhuận đối với mỗi khu vực phục vụ ăn uống cho thực khách trong phạm vi mình quản lý.

  • Quản lý hoạt động chung của nhà hàng, quán bar để đảm bảo tiến độ cũng như có sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau. Có sự điều chỉnh kịp thời các sai sót cũng như mâu thuẫn trong nội bộ bộ phận F&B.
  • Tìm hiểu những xu hướng mới và thị hiếu của khách hàng thường xuyên để cập nhật và lên danh sách cho nhà hàng.
  • Làm việc với đầu bếp từng khu vực để lên thực đơn cho từng khu vực ẩm thực.
  • Làm việc với cácnhà cung cấpthực phẩm, lựachọn và có nhữngchính sách giá để đảm bảo chất lượng cũngnhưsố lượng.
  • Định giá món ăn hợp lý sao cho vừa manglại lợi nhuận, vừa làm thựckhách hài lòng,
  • Chịu trách nhiệm đào tạo, tiến cử, sa thải nhân sự cho bộ phận
Khám phá sơ đồ bộ phận ẩm thực trong khách sạn
Bộ phận ẩm thực trong khách sạn

Quản lý nhà hàng

Nhiệm vụ của người quản lý nhà hàng với các bộ phận, khu vực ăn uống sát sao hơn so với giám đốc bộ phận. Vị trí này chịu trách nhiệm theo dõi các khu vực bao gồm phòng chờ đại sảnh, các quầy tự phục vụ và một số phòng tiệc đặc biệt.

Quản lý nhà hàng là người đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ. Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác đào tạo nhân viên cũng như huấn luyện tại chỗ hay đứng lớp các khóa đào tạo riêng.

Quản lý nhà hàng còn lên lịch làm việc, ngày nghỉ để cho các khu vực phục vụ được hoạt động trôi chảy, hiệu quả.

Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn

Công việc của trưởng nhóm nhân viên đặt bàn là tiếp nhận và ghi chép các yêu cầu đặt bàn trước của khách hàng. Họ sẽ cần kiểm soát các yếu tố như số lượng khách dự, số bàn, vị trí bàn, những thứ cần chuẩn bị trước, những yêu cầu đặc biệt của khách hàng …

Người này cũng cần phải làm việc với trưởng nhóm phục vụ, nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ khi có thông tin về những bàn đã được đặt trước để có thể dẫn khách đến đúng bàn đã đặt.

Trưởng nhóm phục vụ

Trưởng nhóm phục vụ phải quán xuyến được tất cả các vấn đề phát sinh khi khách dùng bữa
Trưởng nhóm phục vụ phải quán xuyến được tất cả các vấn đề phát sinh khi khách dùng bữa

Có trách nhiệm quản lý các nhân viên phục vụ trong phòng ăn. Quan sát cũng như chỉ dẫn để các công việc cần thiết cho việc chuẩn bị trước

Ngoài ra người trưởng nhóm phục vụ có thể lên lịch làm việc và lịch nghỉ và thay giám đốc nhà hàng hoặc trưởng nhóm đặt bàn khi họ vắng mặt.

Trưởng nhóm phục vụ bàn

Trưởng nhóm phục vụ bàn phải có kiến thức tốt về các món ăn và rượu vang. Hiểu cách phục vụ đúng và phải có khả năng điều hành các nhân viên khác trong nhóm.

Người đầu bếp chính là nhân tố vô cùng quan trọng trong khách sạn nhà hàng
Chăm chút tỉ mỉ cho món ăn để mang đến sự hài lòng tối ưu cho khách hàng

Nhân viên phục vụ rượu vang

Họ có trách nhiệm phục vụ đồ uống có cồn trong suốt bữa ăn. Nhân viên làm việc ở vị trí này phải có hiểu biết sâu về mọi loại đồ uống, loại vang nào phù hợp với món ăn nào. Họ cần biết kiến thức về cách dùng rượu tùy theo khu vực và cơ sở kinh doanh.

Nhân viên trực bàn

Công việc của họ là phục vụ trực tiếp trong khi khách sử dụng dịch vụ của nhà hàng. Đáp ứng nhu cầu của thực khách kịp thời, nhanh chóng và phối hợp với bộ phận bếp để bữa ăn của khách không bị gián đoạn.

Khám phá sơ đồ bộ phận ẩm thực trong khách sạn
Nhân viên phục vụ bàn

Nhân viên trực tầng

Những người này có trách nhiệm về dịch vụ cho các bữa ăn và đồ uống trên các buồng. Đưa đồ ăn và đồ uống lên các phòng để phục vụ.

Nhân viên trực sảnh

Họ phục vụ cà phê buổi sáng và trà buổi chiều. Phục vụ rượu khai vị nhẹ trước và sau bữa ăn cũng như cà phê được yêu cầu sau bữa ăn.

Nhân viên đón tiếp

Vai trò của nhân viên đón tiếp là đápứng các nhu cầu của khách.

Họ là đầu mối giao tiếp cuối cùng với khách hàng, tăng doanh thu cho nhà hàng. Bởi vì nhân viên đón tiếp phải hỏi xem liệu khách có muốn đặt chỗ trong lần sau không.

Nhân viên pha chế rượu

Nhân viên pha chế rượu thông thạo việc pha chế cocktail, có hiểu biết sâu rộng về các loại đồ uống có cồn.

Nhân viên pha chế rượu
Nhân viên pha chế rượu

Nhân viên phụ trách đồ ăn tự chọn

Chịu trách nhiệm về các món ăn tự chọn, bài trí bàn ăn, chia món và tính khẩu phần món ăn. Nhân viên này thông thường là một nhân viên bếp.

Mỗi một nhà hàng, khách sạn nên tự lên 1 sơ đồ bộ phận ẩm thực riêng cho mình để phù hợp với hướng đi và hướng phát triển kinh doanh sau này.

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll