Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là điểm thanh tu, tịnh tâm lý tưởng cho các Phật tử, khách du lịch muốn tìm chốn thanh tịnh, có không khí thiên nhiên mát mẻ trong lành. Cùng theo chân khám phá top Thiền viện Phật Giáo lớn nhất Việt Nam nhé.
1. Giới thiệu về Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Nằm cách Hà Nội khoảng chừng 85km đi về phía Tây, Thiền viện trở thành một trong những địa điểm nghỉ dưỡng, tĩnh tâm lý tưởng cho nhiều người muốn buông bỏ những bộn bề của cuộc sống, tìm chốn thanh tịnh, quên hết những âu lo, toan tính.
Nằm tọa lạc trên núi cao khoảng 300m so với mực nước biển, thị trấn Đại Đình, thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, Thiền viện sở hữu cảnh thiên nhiên núi non tuyệt đẹp, là chốn “Bồng lai tiên cảnh” để tịnh tu.
2. Thời điểm lý tưởng đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Là nơi đào tạo hệ thống Phật giáo lớn phía Bắc, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên luôn mở cửa chào đón các Phật tử, du khách ghé đến quanh năm. Mỗi một mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có những đặc điểm khí hậu tạo nên dấu ấn riêng biệt.
3. Cách thức di chuyển đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thông thường tùy thuộc vào địa điểm nơi ở bạn muốn xuất phát sẽ có những phương tiện đi lại phù hợp.
Đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên bằng xe bus
Từ Hà Nội bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng là xe buýt để đến với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, trung bình thời gian chuyến đi sẽ kéo dài khoảng 2 tiếng rưỡi đồng.
Để thực hiện cuộc hành trình bạn bắt tuyến bus số 58 sau đó chuyển sang tuyến xe bus VP01 tại điểm dừng Mê Linh Plaza để đến bến xe Vĩnh Yên, rồi xuống xe di chuyển đến bus VP07 để đi về Thiền viện.
Đến chùa Tây Thiên bằng xe máy
Để trải nghiệm tuyến đường Hà Nội - Vĩnh Phúc, được ngắm nhìn khung cảnh xung quanh trên đường đến chùa, khi xuất bạn có thể đi trên con đường Phạm Văn Đồng đến cầu Thăng Long.
Hết cầu Thăng long bạn tiếp tục đi thẳng về hướng Nội Bài rồi đến ngã 4 Nam Hồng thì rẽ trái về hướng đường Mê Linh, dựa theo biển chỉ dẫn để đến Vĩnh Yên. Tới Vĩnh Yên bạn chỉ cần đi theo bảng chỉ dẫn hướng đi Tây Thiên - Tam Đảo là đến được Thiền viện.
Đến Thiền viện bằng ô tô hoặc xe khách
Với ô tô bạn cần đi hướng cầu Nhật Tân rồi rẽ phải khi đến ngay ngã 4 QL2 để đến Vĩnh Yên. Tiếp tục qua khỏi cao tốc Hà Nội - Lào Cai, bạn quay đầu xe đi thẳng về hướng Tam Đảo tại nút giao IC4 là sẽ tới Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
4. Giá vé cáp treo Thiền Viện
Để phục vụ du khách đến Thiền viện, chùa đã xây dựng thêm hệ thống cáp treo với sức chứa cho 6 người/cabin di chuyển từ Đền Thõng. Từ Đền Thõng bạn mất khoảng 10 phút di chuyển để lên được Đền Thượng.
Hiện tại giá vé đi cáp Treo khoảng 200.000 đồng/người lớn và 140.000 đồng/trẻ em (khứ hồi). Và giá vé 1 chiều khoảng 130.000 đồng/người lớn, 80.000 đồng/trẻ em. Miễn phí cho trẻ dưới 1m.
Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác chinh phục, rèn luyện sức khỏe thì đi bộ quãng đường 4km từ chân núi đến đỉnh cũng không nhàm chán như bạn nghĩ. Tuy đoạn đường cuối từ đoạn Đền Cô đến Đền Thượng sẽ hơi khó khăn bởi ảnh hưởng của độ cao, nhưng Justfly cá là bạn sẽ có trải nghiệm khó quên đấy nhé.
5. Những trải nghiệm hấp dẫn khi đến chùa Tây Thiên
Với kiến trúc đồ sộ kiểu Á - Đông, khởi công năm 2004, Chùa Tây Thiên có các công trình như: nhà tổ, nhà trưng bày, chánh điện, cổng tam quan, lầu chuông, nhà khách, thiền đường, tăng đường,... bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống như tu tập với khóa tu tại Thiền viện.
Ngoài ngày hội chính 14/2 âm lịch hàng năm, chùa còn tổ chức nhiều lễ hội dịp tháng Giêng cho khách hành hương đến tham quan, trải nghiệm.
6. Chơi gì khi đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên?
Để tận dụng tối đa thời gian khi có dịp ghé thăm chùa Tây Thiên, liệt kê cho bạn vài địa điểm tham quan lý tưởng sau đấy nhé!.
Thiền viện Trúc Lâm An Tâm
Công trình do Ni sư Thích Nữ Thuần Giác khởi công xây dựng năm 2009 đến 2012 hoàn thành. Gồm chính điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, 1 nhà tổ thờ các vị tổ thiền tông, 1 nhà khách cùng 1 nhà ăn và thiền đường dành cho các thiên sinh tu hành.
Đại Bảo Tháp Mandala
Đại Bảo Tháp Mandala với diện tích sàn 1.500m2, cao 29m, được xây dựng theo kiến trúc Kim Cương Thừa gồm 3 tầng dáng khác nhau gọi là lục địa, tượng trưng cho 6 yếu tố vũ trụ. Nơi đây cho du khách ghé thăm để cầu nguyện, chiêm bái, tham quan.
Đền Thõng
Khi dùng cáp treo vào Thiền viện, bạn sẽ không thể nào bỏ qua cung đường độc đáo, nơi hòa quyện giữa thiên nhiên núi rừng và các công trình kiến trúc tạo nên kiến trúc quần thể khác biệt. Tại Đền Thõng bạn sẽ được chiêm ngưỡng cây đa Chín Cội có lịch sử hàng trăm năm tuổi ngay giữa sân.
Đền Thượng
Đền Thượng chính là nơi để thờ Quốc Mẫu Tây Thiên, người có công hộ Vua dẹp giặc loạn, mở rộng bờ cõi, cải thiện đời sống người dân, dạy dân trồng lúa. Ngoài ra còn rất nhiều điểm tham quan lý tưởng: Đền Cô, Đền Cậu, Thác Bạc,... bạn có thể cân nhắc thời gian chọn nơi tham quan phù hợp.
7. Ăn gì tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên?
Dù là điểm tu hành Phật Giáo, nhưng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cũng có không ít đặc sản món ăn ngon làm người ta nhung nhớ khi nghĩ về.
Ngọn su su
Khác với món su su xào hàng ngày nhà bạn, ngọn su su tại Thiền viện mang vị ngọt, giòn, thanh tự nhiên khiến nhiều người phải “tấm tắc khen ngon”. Chỉ với cách chế biến đơn giản: ngọn su su xào tỏi, xào thịt bò, ngọn su su luộc,.. bạn có thể ăn hết cả tô cơm với nó đấy nhé.
Gà đồi
Gà đồi được nuôi thả tại Thiền viện nên thịt chắc, dai, mềm tự nhiên mang đến một hương vị hoàn toàn khác biệt. Các món từ gà đồi được nhiều đánh giá nhất như: Gà đồi rang muối, gà đồi hầm hay gà đồi rang hành mỡ, đặc biệt là gà đồi bọc đất nướng.
Lợn mán
Lợn mán hay còn gọi là lợn đen, heo mọi được nuôi thả từ khi còn nhỏ, nên thịt lợn săn chắc hơn nhiều so với lợn nuôi, ăn vô sẽ có vị ngọt thanh, lớp thịt dai mềm, ít mỡ, da giòn rất đặc biệt.
8. Ở đâu khi đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên?
Thông thường du khách đến chùa Tây Thiên chỉ 1 ngày, rất ít ở lại qua đêm. Nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm thêm vài ngày có thể lựa chọn nghỉ ngơi tại các Homestay dưới chân núi hay nhà nghỉ, khách sạn.
9. Tips lưu ý nhỏ khi ghé đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Để có chuyến đi ý nghĩa khi đến với chùa Tây Thiên, bạn lưu ý:
- Nên chuẩn bị thêm áo chống nắng, kem chống nắng, mũ vành, nước uống, đồ ăn nhẹ khi đi vào mùa hè.
- Nếu di chuyển bằng phương tiện cá nhân, bạn có thể đi thẳng vào tận chân núi để tránh đi bộ vào một quãng xa.
- Nếu dự định leo núi Tây Thiên bạn nên chuẩn bị dép để không bị đau chân, khó khăn khi di chuyển ở đoạn suối nước.
- Muốn tham gia lễ hội tại đây bạn nên đi vào ngày 15-16-17/2 âm lịch hàng năm.
Trên đây là một số các kinh nghiệm được tổng hợp lại giúp bạn có chuyến đi tham quan, du lịch tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ý nghĩa cùng gia đình, bạn bè, người thân. Hi vọng những chia sẻ thú vị trên sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến hành trình nhé.
Theo Justfly.vn