Tháp cổ Bình Thạnh: Kiến trúc độc đáo với nghìn năm tuổi đời
admin | Đăng lúc 7:50 - 21/09/2022

Tháp cổ Bình Thạnh – đặc trưng của nền văn hóa Óc Eo là một trong số những ngôi tháp cổ hiếm hoi còn sót lại ở Đông Nam Bộ cho tới tận ngày nay. Với nét kiến trúc độc đáo, nơi đây đã trở thành di sản quý giá của dân tộc. Cùng tìm hiểu rõ hơn về ngôi tháp này nhé!

 

Ngôi tháp cổ nằm giữa những tán cây xanh
Ngôi tháp cổ nằm giữa những tán cây xanh

Giới thiệu tháp cổ Bình Thạnh

Tháp cổ Bình Thạnh ở đâu?

Ngọn tháp này nằm ở phía hữu ngạn của sông Vàm Cỏ Đông, tọa lạc tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. Là ngôi đền tháp cực kỳ quý hiếm và tồn tại gần như là nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc của nền văn hóa Óc Eo, có niên đại xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ VIII.

Tháp được Hội Nghiên cứu Đông Dương phát hiện vào năm 1886. Sau đó được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1993. Cũng vào năm 1993, tháp cổ Bình Thạnh được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.

Di chuyển tới tháp cổ Bình Thạnh bằng cách nào?

Từ trung tâm huyện Trảng Bàng, bạn có thể đi dọc theo Quốc lộ 1A. Khi gần đến ranh giới huyện Gò Dầu, rẽ trái để vào xã Bình Thạnh hoặc cũng có thể xuôi theo dòng kênh ở cuối chợ cũ Trảng Bàng để vào tới trung tâm xã Bình Thạnh.

Kiến trúc độc đáo của tháp cổ

Cửa chính của tháp quay ra hướng Đông và nhô hẳn ra ngoài
Cửa chính của tháp quay ra hướng Đông và nhô hẳn ra ngoài

Tương tự như ở các đền Tháp Chăm ở miền Trung nước ta, tháp cổ Bình Thạnh cũng được xây dựng bằng gạch với kỹ thuật từ thời xa xưa. Được biết, kỹ thuật xây dựng này đã bị thất truyền từ rất lâu và hiện vẫn đang là một câu đố đối với khoa học. Các viên gạch này được liên kết với nhau không bởi bất cứ một chất kết dính nào (như xi măng hiện nay). Chúng liền khít với nhau đến mức khó có thể tưởng tượng được rằng người xưa đã làm cách nào để xây dựng nên những ngôi tháp này!

Những hoa văn, phù điêu trang trí vô cùng tinh xảo
Những hoa văn, phù điêu trang trí vô cùng tinh xảo

Nền tháp hình vuông, tháp cao 10m, mỗi cạnh dài 5m, các cạnh được xây dựng chính xác theo đúng 4 hướng Đông – Tây – Nam và Bắc. Cửa chính mở về hướng Đông, ba mặt Tây – Nam – Bắc còn lại đều có cửa giả và đều có hoa văn đắp nổi, trang trí tinh xảo.

 
Tháp cổ cũng bị bào mòn bởi thời gian để lại những vết tích
Tháp cổ cũng bị bào mòn bởi thời gian để lại những vết tích

Đặc biệt hơn, cửa chính và 3 cửa giả đều được thiết kế nhô hẳn ra ngoài, cùng với các hoa văn trang trí liên tục được lặp lại và thu nhỏ dần từ dưới lên đỉnh tháp. Chính điều này đã làm cho toàn bộ công trình tháp cổ Bình Thạnh trông thật công phu và vững chắc.

Không gian bên trong tháp nhỏ, thờ biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni.
Không gian bên trong tháp nhỏ, thờ biểu tượng sinh thực khí Linga và Yoni.

Tháp cổ Bình Thạnh còn là một tác phẩm cực kỳ tuyệt mỹ về mặt điêu khắc trang trí. Các họa tiết, thiết kế và phù điêu không chỉ đẹp về mặt tạo hình, tỉ mỉ đến chau chuốt trong tạo tác mà còn mang tính biểu tượng rất cao. Có thể nói, toàn bộ công trình tháp này thể hiện cho tôn giáo tín ngưỡng và tâm linh của người xưa cũng như các phong tục và tập quán văn hóa của họ.

Kiến trúc phía trên tầng mái nhìn từ bên trong tháp
Kiến trúc phía trên tầng mái nhìn từ bên trong tháp

Giá trị lịch sử

Tháp cổ Bình Thạnh là ngôi tháp duy nhất còn giữ được tường đá nguyên vẹn, do vậy kiến trúc của đền tháp này trở nên cực kỳ hiếm hoi và quý giá trong di sản kiến trúc của cả dân tộc. Từ đền tháp này, chúng ta có thể tìm hiểu rõ hơn về tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh người xưa. Do vậy, kiến trúc đền tháp cổ Bình Thạnh mang giá trị lịch sử – văn hóa – kiến trúc – nghệ thuật cực kỳ cao và. Bên cạnh đó, sức cuốn hút của đền tháp mang giá trị về mặt tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

Các họa tiết thiết kế trên tòa tháp
Các họa tiết thiết kế trên tòa tháp

Có thể nói, phương pháp xây dựng – kỹ thuật trong kiến trúc của tháp cổ Bình Thạnh Trảng Bàng Tây Ninh thật độc đáo, vô tiền khoáng hậu, khiến người đời sau phải khâm phục. Với hơn 1000 năm tuổi đời, đây hiện đang là ngôi tháp duy nhất còn nguyên vẹn ở Nam Bộ. Hãy ghé nơi đây tham quan và học hỏi nếu có thể nhé!

Theo Poliva

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll