1. Giới thiệu đôi nét về hội quán Ôn Lăng
Nếu bạn là một người yêu thích văn hóa kiến trúc đền chùa truyền thống thì nên đến hội quán Ôn Lăng ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh một lần. Hội quán còn được biết đến với một tên gọi khác là chùa bà Ôn Lăng, bên trong có thờ Thiên Hậu.
Hội quán tọa lạc ở ở vị trí đắc địa nhất ở khu chợ Lớn. Mỗi năm, nơi đây không chỉ đón nhiều lượt khách tham quan của người dân địa phương mà còn có cả du khách thập phương trong và ngoài nước.
Hội quán Ôn Lăng trước đây là trụ sở của người Hoa có quê tại phủ Tuyên Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Năm 1828, niên hiệu Đạo Quang, Đổng sự hiệu Thái Nguyên Hưng đã quyên 1 vạn quan tiền để trùng tu hội quán lại khang trang, đẹp đẽ hơn để người dân cùng quê có thể đến tụ họp.
Trải qua các đợt trùng tu vào năm 1867, 1869, 1897, 1993 và 1995, hội quan đã hoàn thiện cho đến bây giờ. Nơi đây được dùng vào việc bàn việc công, thờ thần, tương trợ đồng hương và chỉnh đốn phong tục.
Du khách đến hội quán không chỉ được tìm hiểu về giá trị văn hóa – lịch sử mà còn có thể chụp ảnh sống ảo thỏa thích. Các góc check-in ở hội quán đều đẹp, bạn chỉ cần mặc đẹp là đã có ngay một bộ ảnh hoài cổ, sâu lắng tại nơi này.
2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới hội quán Ôn Lăng
Hội quán Ôn Lăng có địa chỉ ở số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ vào vị trí nằm ngay khu vực trung tâm thành phố nên du khách có thể di chuyển dễ dàng đến hội quan để tham quan bất cứ khi nào.
Về hướng di chuyển, du khách có thể tham khảo các phương tiện đi lại như:
- Máy bay: Bạn có thể chủ động mua vé máy bay trước từ 2 đến 4 tuần để tiết kiệm chi phí hơn.
- Xe khách: Thời gian đi xe khách khá dài so với đi máy bay. Tuy nhiên, chi phí đi đường không quá đắt, bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương tiện này để tiết kiệm chi phí hơn.
- Xe cá nhân: Nếu bạn yêu thích cảm giác chinh phục các cung đường thì có thể tự mình lái xe đi phượt. Trước khi đi phượt hãy chủ động kiểm tra xe kỹ lưỡng, chuẩn bị xăng dầu và giấy tờ cá nhân nhé.
Sau khi đến thành phố Hồ Chí Minh, du khách sẽ tiếp tục di chuyển đến hội quán Ôn Lăng bằng cung đường: Phố đi bộ Nguyễn Huệ – đường Nguyễn Thị Minh Khai – đường Hùng Vương – đường Hồng bàng – ngã tư Châu Văn Liêm – đường Lão Tử.
3. Giá vé tham quan hội quán Ôn Lăng
Hội quán mở cửa miễn phí để chào đón du khách đến tham quan từ 6h15 đến 17h hàng ngày. Riêng ngày 30 tết âm lịch, chùa sẽ đóng cửa để dọn dẹp và mở cửa cả ngày để người dân đến dâng lễ, cầu bình an.
4. Khám phá vẻ đẹp của hội quán Ôn Lăng
Hành trình đến hội quán Ôn Lăng Quận 5 hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về kiến trúc lẫn văn hóa. Bài viết sẽ mang bạn đi khám phá ngôi chùa vô cùng nổi tiếng này ngay bây giờ nhé.
4.1 Kiến trúc tổng thể của hội quán
Những năm đầu thế kỷ 19, hội quán là một trong những công trình có kiến trúc độc đáo, nổi bật nhất ở Sài Thành. Kiến trúc sư đã áp dụng những kỹ thuật đặc biệt để chùa có hình dáng của một con thuyền rồng, đậm đà kiến trúc của vùng Phúc Kiến, Trung Quốc.
Bên trong hội quán Ôn Lăng còn có các bức phù điêu, tượng rồng được làm từ gốm hoặc ghép từ các mảnh gốm gắn trên đầu đao, đỉnh mái… Những chi tiết này chỉ có duy nhất tại chùa, chính vì vậy, bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp riêng biệt, có 1 – 0 – 2 của nơi này.
Diện tích của hội quán Ôn Lăng lên đến 1800m2, mặt bằng tổng thể bao gồm có khối nhà hình chữ nhật. Bên trong chùa sẽ có tiền điện, trung điện, chính điện. Ba dãy nhà nằm vuông góc với nhau và tạo thành một hình chữ U bao xung quanh.
Hai dãy nhà dọc của chùa là không gian thờ và trụ sở làm việc. Dãy nhà ngang là hậu điện, cuối dãy nhà có một cầu thang nhỏ dẫn lên lầu. Phía ngoài còn có một hồ cá phóng sinh được xây dựng theo quan niệm phong thủy để trấn mạch, tụ khí.
Càng vào trong khám phá kiến trúc bên trong của hội quán Ôn Lăng, bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt rõ rệt với những ngôi chùa khác. Khoảng sân của chùa hẹp hơn, mái tiền điền thấp đến mức có thể nhìn thấy lân phượng, tượng lưỡng long tranh châu và các mô hình tòa thành… trên nóc mái.
4.2 Kiến trúc mái chùa
Mái chùa Ôn Lăng được làm từ khung gỗ có khả năng chịu lực tốt. Phần mái được lợp bằng ngói ống, đầu đao cong vút, bên trên còn có gắn thêm các mô hình tòa thành bằng gốm. Đường bờ của nóc mái uốn cong, mang đậm nét kiến trúc của người Phúc Kiến.
4.3 Kiến trúc bên trong
Bên trong hội quán Ôn Lăng hiện đang bày trí rất nhiều bộ môn từ điêu khắc, trang trí và hội hoa. Bên cạnh đó còn có cả bàn thờ và tượng thờ có rất nhiều để người dân có thể đến cầu bình an, may mắn.
Tham quan vào bên trong chùa, du khách còn được nhìn thấy các bức tượng tô màu và trang trí giống chùa bà Thiên Hậu. Các bức tượng được khắc họa về thần thái và cốt cách rất rõ, chân thực để người xem có một trải nghiệm đáng nhớ nhất.
Phù điêu gỗ bên trong hội quán Ôn Lăng có hai loại là chạm lộng và chạm nổi. Người nghệ nhân sơn son thếp vàng, tăng phần lộng lẫy cho các bức phù điêu. Không chỉ vậy, phần tàu mái, đầu bẩy, bẩy hiên hay các linh vật đều được chạm nổi trang trí vô cùng sống động. Hiện tại, trong chùa có thờ các linh vật là long, lân, quy, phụng và các điển tích Trung Hoa.
Quan sát kiến trúc của hội quán Ôn Lăng, du khách còn thấy những bức hoành phi, liễn đối được chạm chìm hoặc chạm nổi trên nền rồng ẩn trong mây với lối chữ thảo, chữ lệ hay chữ triệt.
Ấn tượng nhất trong các chi tiết trang trí của chùa đó chính là cặp sư tử đá chầu cửa. Đây là tác phẩm điêu khắc được thực hiện vào năm 1869. Sư tử bên trang đang ngậm hạt châu, sư tử bên phải đang chơi đùa với sư tử con.
Bức tượng thờ trong hội quán Ôn Lăng đều được tạc chân phương và tô màu theo quy ước đã được quy định sẵn. Tinh thần và phong thái của các vị thánh sẽ được thể hiện rõ qua dáng vẻ, khuôn mặt để người dân dễ dàng hình dung, cảm thấy gần gũi hơn mỗi lần đến viếng thăm.
Một số bức tượng nổi bật của chùa Ôn Lăng có thể kể đến như tượng Quan Công mặt đỏ có Quan Bình, tượng bà Thiên Hậu có gương mặt phúc hậu ngồi trên ngai, Ngọc Hoàng tay cầm hốt…
Trong hội quán Ôn Lăng còn có một số linh vật có giá trị nghệ thuật đi cùng năm tháng. Điển hình có thể kể đến như đại hồng chung được đúc vào năm 1885.
4.4. Những phong tục lễ bái độc đáo tại hội quán Ôn Lăng
Văn hóa đền chùa gắn liền với những phong tục cúng bái hấp dẫn. Tại hội quán Ôn Lăng, du khách sẽ được chứng kiến và tham gia vào các phong tục lễ bái độc đáo. Điển hình có thể kể đến như tục đánh kẻ tiểu nhân.
Người dân đến dâng lễ bái sẽ dùng giày dép để đập liên tục vào những hình nhân làm từ giấy. Những hình nhân này được cho là kẻ xấu, đánh để chúng không gây hại đến con người.
Tục đánh kẻ tiểu nhân ở hội quán Ôn Lăng thường được diễn ra vào ngày kinh trập từ ngày 5 đến ngày 6 tháng 3 dương lịch trước bàn thờ ông Hổ. Bàn thờ sẽ đặt trái quýt, bánh bao theo số chẵncó in chữ Phước và Đại Phát màu đỏ. Chính diện bàn thờ có dâng thịt heo sống do người dân dâng lên để làm lễ vật.
Bên cạnh tục đánh kẻ tiểu nhân vô cùng nổi tiếng thì tại chùa còn có lễ cầu duyên vô cùng linh thiêng. Những nam thanh, nữ tú gặp trắc trở về mặt tình duyên đến chùa dâng lễ sẽ sớm tìm được tình yêu như ý muốn của mình.
Du khách muốn đến hội quán Ôn Lăng để cầu duyên cần chuẩn bị cuộn chỉ đỏ, bên trên đã được cắm kim đã luôn sẵn sợi rồi đặt lên bàn thờ Hoa Phấn phu nhân.
5. Lưu ý khi đi tham quan hội quán Ôn Lăng
Du khách khi đến hội quán Ôn Lăng để tham quan, dâng lễ thì hãy chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Du khách đến vãn cảnh chùa, dâng lễ nên ăn mặc kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn kính chốn linh thiêng.
- Du khách muốn chụp ảnh kỷ niệm tại chùa thì chỉ nên chụp ở bên ngoài, tuyệt đối không chụp ảnh ở khu vực bên trong điện thờ.
- Tuân thủ các quy định của chùa Ôn Lăng đặt ra.
- Không chen lấn, xô đẩy nhau khi dâng lễ vật cúng lên bàn thờ.
- Nếu không rõ cách chuẩn bị các lễ vật để dâng lên bề trên, bạn có thể hỏi người dân địa phương hoặc những người trông coi chùa.
- Chú ý thời gian mở cửa, đóng của của hội quán để lên kế hoạch đi tham quan phù hợp.
- Không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, có ý thức giữ gìn vệ sinh ở điểm tham quan.
- Du khách nên xem tình hình thời tiết trước khi đi du lịch để tránh bị ảnh hưởng về lịch trình.
- Gần hội quán có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác, bạn có thể kết hợp đi tham quan giữa các địa điểm khi đến Quận 5.
- Chùa không thu vé vào cửa tham quan, thay vào đó, bạn có thể bỏ tiền lễ cúng dường để ủng hộ chùa.
Bài viết vừa chia sẻ kinh nghiệm đến tham quan hội quán Ôn Lăng nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh để du khách tham khảo. Nếu có thời gian, du khách nên đến thăm hội quán để tìm hiểu thêm một nét văn hóa thú vị của người Sài Thành nhé!
Theo Ticotravel.com.vn