Tham quan Hồ Gươm: Nét văn hóa lịch sử đậm đà bản sắc dân tộc
admin | Đăng lúc 9:32 - 14/12/2021

Hồ Gươm có thể coi như một trung tâm văn hoá, giải trị và là linh hồn của Thủ đô… Hồ không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội mà còn gắn liền với những câu chuyện lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam.

 

Những điều cần biết về Hồ Gươm

Hồ Gươm ở đâu?

Hồ Gươm thơ mộng giữa Thủ đô
Hồ Gươm thơ mộng giữa Thủ đô
 

Hồ Gươm hay còn gọi hồ Hoàn Kiếm là một hồ nước ngọt nằm ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tổng diện tích hồ Hoàn Kiếm khoảng 12ha, chiều dài Nam-Bắc 700m, chiều rộng Đông-Tây 200m. Xung quanh hồ phía đông là phố Đinh Tiên Hoàng, phía tây phố Lê Thái Tổ, phía nam là phố Hàng Khay. Vì vậy nếu ghé thăm hồ Gươm bạn còn có thể tham quan 36 phố phường Hà Nội.

Hồ nằm ở vị trí trung tâm Thủ đô nên du khách dễ dàng và di chuyển. Du khách có thể lựa chọn xe buýt, xe taxi, xe ôm… Tùy điều kiện tài chính và nhu cầu đi lại, bạn có thể lựa chọn loại phương tiện phù hợp.

Nếu đi xe máy bạn có thể tìm chỗ gửi xe ở gần đường Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền… Ngoài ra bạn có thể lựa chọn xích lô. Dạo phố bằng xích lô là một gợi ý tuyệt vời giúp bạn có thể thư giãn ngắm nhìn cảnh đẹp xung quanh hồ. Xe điện cũng là lựa chọn thu vị. Dù là loại phương tiện mới nhưng được rất nhiều người ưu ái lựa chọn. Xe điện chạy êm ái, thân thiện với môi trường và đi qua nhiều tuyến phố cổ.

Lịch sử hồ Gươm

Lịch sử hồ Gươm gắn liền với nhiều truyền thuyết lịch sử của dân tộc. Tương truyền, cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần. Hồ kéo dài từ phố Hàng Đào, qua phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt đến phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm được đặt tên là hồ Lục Thuỷ.

Hồ Gươm rạng ngời trong sáng sớm
Hồ Gươm rạng ngời trong sáng sớm
 

Đến thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Nguyên nhân do hồ gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng. Lê Lợi sau khi lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ và đóng đô ở đất Thăng Long. Trong một lần nhà vua dạo chơi trên hồ Lục Thủy thì bỗng xuất hiện một cụ rừa to lớn. Vua Lê Thái Tổ giơ gươm ra thì gươm lập tức bay về phía cụ rùa. Cụ rùa ngậm gươm rồi từ từ lặn xuống đáy hồ. Bắt đầu từ đó hồ Lục Thủy được biết đến với tên mới là hồ Gươm (Hồ Hoàn Kiếm).

Những địa điểm tham quan thú vị

Xung quanh hồ Gươm có rất nhiều địa điểm tham quan như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn… Đây là niềm tự hào của người dân Hà Nội và cả nước.

Tháp Rùa hồ Gươm

Tháp Rùa được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông. Mục đích xây dựng để nhà vua ra câu cá. Đến thời Lê Trung Hưng chúa Trịnh Giang cho xây Tả vọng dinh trên đảo rùa để vui chơi hóng mát.

Cấu trúc tháp Rùa được xây theo hình vuông có 3 tầng. Tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ hẹp dần ở các tầng trên. Nhìn từ xa, bốn đầu đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh hiện lên hình ngôi sao 5 cánh.

Tháp Bút

Tháp nằm ngay bên cạnh hồ, đối diện đài nghiên nằm ở bờ hồ. Hàng ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên. Từ lâu Tháp Bút đã mang ý nghĩa biểu tượng rất đẹp cho học thức.

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ XIX. Ban đầu được gọi là chùa Ngọc Sơn. Về sau đổi tên gọi là đền Ngọc Sơn vì trong đền chỉ thờ thần Văn Xương. Ông là ngôi sao sáng giỏi văn chương khoa cử. Ngôi đền còn thờ Đức Đại vương Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc có công lãnh đạo quân dân đánh thắng quân Nguyên Mông vào thế kỷ XIII.

Quang cảnh đền Ngọc Sơn
Quang cảnh đền Ngọc Sơn
 

Ban đầu, sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng. Sang đến thời Trần ngôi đền đổi tên. Đền Ngọc Sơn thờ những người anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống quân Nguyên.

Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh hàng đầu của của thủ đô Hà Nội và là điểm đến lý tưởng của du khách gần xa. Hi vọng với những chia sẻ trên bài viết về Hồ Gươm đã giúp các bạn có thêm những thông tin thật hữu ích cho chuyến du lịch sắp tới.

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll