Phố cổ Hội An là nơi dường như dòng chảy của thời gian đã vô tình chợt lãng quên đi. Những ngôi nhà cổ với mái ngói phủ rêu cùng sắc đỏ của đèn lồng sẽ đưa bạn du hành về từng góc phố cổ của vài trăm năm trước. Phố cổ Hội An bình yên, dung dị mà khiến lòng người đắm say.
Phố cổ Hội An ở đâu ?
Khu phố cổ Hội An là một đô thị cổ xưa tuyệt đẹp ở hạ lưu con sông thơ mộng Thu Bồn. Nơi đây thuộc vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam. Nơi đây cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km.
Với diện tích chỉ khoảng 2 km2. Phố cổ Hội An nằm gọn trong phường Minh An với địa thế bàn cờ độc đáo. Những con đường ở nơi đây thường uốn lượn, ngắn và hẹp. Đặc biệt chúng đều thông nhau. Bạn có thể rẽ lối bất kì mà đôi khi vẫn vô tình chạm phải ánh mắt của những người lạ từng quen đâu đó nơi đây !
Hội An có rất nhiều những di tích cổ với khu nhà, giếng nước cùng những nhà thờ tộc, đình, cầu đã có từ rất lâu đời. Mặc cho thời gian và không gian chuyển dời, Hội An vẫn vậy. Hội An vẫn luôn là chứng nhân lịch sử trong suốt ngần ấy năm. Tới Hội An, bạn sẽ như lạc vào một thương cảng sầm uất, rời xa xô bồ đời thường để mà tận hưởng từng phút giây yên bình của cuộc sống.
Phương tiện du lịch phố cổ Hội An
Hội An chưa có sân bay hay ga tàu để hành khách có thể di chuyển trực tiếp tới. Hầu hết hành khách thường lựa chọn Đà Nẵng làm điểm dừng chân. Sau đó sẽ tiếp tục hành trình của mình để tới Hội An.
Để tới được Đà Nẵng, du lịch phố cổ Hội An có rất nhiều cách. Bạn có thể lựa chọn máy bay để tiết kiệm thời gian. Từ Sài Gòn, bạn sẽ mất chỉ khoảng 1 tiếng để đến được với Đà Nẵng. Có rất nhiều hãng bay nội địa với mức chi phí khá rẻ để du khách có thể lựa chọn bay tới Đà Nẵng : Vietjet Air, Jetstar Pacific, VietNam Airlines,…
Để tiết kiệm hơn, bạn có thể lựa chọn tới Đà Nẵng bằng tàu hỏa hoặc xe khách. Thời gian di chuyển sẽ khá lâu, nhưng bạn có thể ngắm nhìn và tận hưởng khung cảnh hai bên đường.
Từ Đà Nẵng, hành khách có thể di chuyển tới Hội An bằng rất nhiều phương tiện khác như : thuê xe máy, xe bus hay taxi. Chỉ mất khoảng 1 tiếng là bạn đã có thể tới với Hội An sầm uất, cổ kính.
Những địa điểm nổi tiếng du lịch phố cổ Hội An
Với kinh nghiệm du lịch của mình, hai thời điểm để ngắm nhìn phố cổ Hội An đẹp nhất đó là vào thời điểm sáng sớm tinh mơ và khi hoàng hôn đã buông xuống.
Hội An vào buổi sáng đẹp lắm bạn ơi ! Không khí Hội An trong lành cùng những con đường ngập tràn ánh nắng. Những giàn hoa giấy tuyệt đẹp rung rinh trước gió khiến ta như lạc vào xứ ở thần tiên trong lành nào đó.
Chỉ đơn giản lạc bước nơi phố cổ, thưởng thức ly cà phê và những món ăn vặt là đã vô cùng thú vị. Bạn có thể thuê riêng một chiếc xe đạp để dạo mát, ngắm nhìn toàn bộ con phố cổ Hội An nổi tiếng.
Đến với phố cổ Hội An, bạn không thể bỏ qua những địa điểm du lịch nổi tiếng dưới đây :
Hội quán Phúc Kiến
Nơi đây đặc biệt phù hợp với những ai yêu thích không khí yên bình, khám phá kiến trúc chùa chiền và mùi hương của nhang trầm. Hội quán Phúc Kiến nằm ở số 46 Trần Phú, được xay từ những năm 90 từ khoảng thế kỷ 17. Nơi đây thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, là nơi linh thiêng để người dân tham quan và cầu binh an cho mình và những người thân trong gia đình.
Vé vào cửa nơi đây là hoàn toàn miễn phí, nên rất nhiều người tới đây để cầu con cái và cầu an. Hội quán có rất nhiều những hoạt động và lễ hội đông vui vào ngày 15 tháng giêng hàng tháng. Nơi đây là điểm dừng chân bình yên giữa lòng phố cổ mà du khách tới vơi Hội An nên ghé thăm.
Làng gốm Hội An
Làng gốm cách trung tâm thành phố Hội An khoảng 3 km, có tên gọi là làng gốm Thanh Hà. Làng gốm đã có ới 500 tuổi và là thiên đường cho những ai yêu thích nghệ thuật gốm. Chỉ với 30.000 VNĐ – 40.000 VNĐ là bạn đã có thể trải nghiệm thực hiện làm một sản phẩm gốm cho riêng mình để làm quà du lịch.
Bạn cũng có thể mua những sản phẩm gốm vô cùng tinh tế với nhiều màu sắc cùng hoa văn để làm quà tặng cho người thân.
Miếu Quan Công
Kiến trúc chùa ở Hội An hầu hết đều có từ thế kỷ 17 đến khoảng giữa thế kỷ 18. Những ngôi chùa ở Hội An được xây dựng để thờ cũng và nhớ ơn những vị tiên hiền. Kiến trúc chùa thường là tường gạch chịu lửa cùng mái ngói âm dương. Bệ thờ đặt ở gian chính giữa. Đặc biệt, kiến trúc này được thể hiện rõ ở Miếu Quan Công.
Miếu Quan Công nằm ở góc đường Trần Phú giao với Nguyễn Huệ, là di tích mang kiểu kiến trúc đền miếu của người Minh Hương – Hội An. Nơi đây được xem là trung tâm tín ngưỡng của thương gia Hội An. Vào mỗi dịp 13/1 và 24/6 âm lịch chùa thường có lễ hội và được rát nhiều du khách thập phương quan tâm.
Dạo thuyền sông Hoài ngắm nhìn sắc đèn lồng Hội An
Sông Hoài là một nhánh của sông Thu Bồn, vắt ngang qua phố cổ Hội An yên ả đến lạ. Sông Hoài như một điểm lặng ngắm nhìn phố Hội tuyệt vời, đặc biệt là khi màn đêm buông xuống với sắc đèn lồng Hội An tuyệt đẹp. Dòng sông Hoài còn là nơi mở hội hoa đăng cũng như lễ hội đèn lồng vào những ngày rằm lớn.
Với mức giá chỉ từ 50.000 VNĐ – 70.000 VNĐ/người bạn sẽ được lênh đênh giữa dòng sông Hoài, ngắm nhìn một vòng phố Hội. Nếu may mắn bạn còn được thưởng thức tiếng hát tuyệt hay của những người lái đò nồng hậu. Một phương tiện khác cũng được ưa chuộng đó là ghe bầu. Mỗi thuyền tối đa sẽ là 10 người, những hoàn toàn do người lái.
Đặc sản hấp dẫn Hội An
Cơm gà Hội An
Đây là món ăn đặc sản không còn xa lạ khi nhắc đến Hội An. Cơm gà Hội An không khó nấu nhưng cần phải có sự tỉ mỉ và tinh tế. Thịt gà phải là gà tơ, thả vườn và mới đẻ một lứa. Gạo phải dẻo thơm. Các loại rau phải được nhập từ làng rau Trà Quế tươi và đảm bảo. Gà sẽ được người ta luộc trong một thời gian nhất định để thịt mềm và có độ dai vừa phải. Sau đó lọc lấy phần xương nấu nước cho ngọt, dùng chính nước đó nấu cơm và mỡ gà để tạo độ ngậy, thơm và dẻo đặc trưng.
Cơm gà Hội An có thịt gà xe phía trên, ăn kèm rau răm, muối tiêu và hành phi cùng xì dầu và tương ớt. Món ăn sẽ được dọn kèm với dĩa tim, gan và cật. Cơm gà phố Hội có hương thơm khó quên và khiến bao thực khách xa gần phải lưu luyến mỗi khi nhớ về.
Bánh đập – Hến xào
Đây là một món ăn mới mẻ và lạ lẫm nhưng có hương vị kết hợp giữa hai nguyên liệu độc lập mà lại quyện hòa tới vô cùng. Hến được chế biến đơn giản để giữ được độ ngọt tự nhiên, nêm nếm sao cho vừa khẩu vị.
Bánh tráng gồm hai loại : Bánh ướt và bánh khô. Bánh ướt đem nướng, được đặt lên trên và thêm hành dầu để thưởng thức cùng hến xào.
Bánh mì Hội An
Bánh mì Hội An được nhiều thực khách bình chọn là món ăn hấp dẫn đáng được thưởng thức nhất. Thay vì sử dụng thịt nguội, bánh mì Hội An sử dụng thịt xíu mềm mại kết hợp cùng pate. Hương vị đặc biệt thơm ngon mà bạn khó lòng có thể quên được
Cao lầu – tinh hoa ẩm thực nơi phố cổ
Cao lầu được xem là linh hồn ẩm thực của phố cổ Hội An. Sợi mì vàng và ngon, cần phải dùng đến tro từ Cù Lao Chàm và nước giếng Ba Lễ thanh mát. Sau đó cho thêm tép mỡ, nước xíu và thịt xíu. Thịt heo xíu phải là thịt đùi nạc, được ướp ngũ vị hương . Tép mỡ có thể là da heo chiên giòn hoặc bột làm cao lầu. Đây là món ăn tinh tế và đầy hoài cổ của ẩm thực miền Trung.
Phố cổ Hội An được xem là địa điểm hấp dẫn bậc nhất của du khách trong và ngoài nước. Với những ai yêu thích chút gì đó như sự hoài niệm về thời gian thì nơi đây tuyệt nhiên là điểm dừng chân đầy lưu luyến, vấn vương khó lòng xa rời.
Theo Poliva