Nhà Hát Lớn Hà Nội – Niềm tự hào của người dân thủ đô
admin | Đăng lúc 14:02 - 09/08/2024

Ra đời muộn hơn so với nhà hát ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng Nhà Hát Lớn Hà Nội lại mang một nét kiến trúc đặc sắc và chỉnh chu trong từng chi tiết. Để hiểu rõ hơn mời bạn cùng khám phá Nhà Hát Lớn trong toàn bộ bài viết này.

 

1.Một vài nét về Nhà Hát Lớn Hà Nội

Nhà Hát Lớn Hà Nội là một trong những nhà hát có quy mô lớn nhất tại Việt Nam, gắn liền với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của người dân thủ đô, các sự kiện quan trọng của chính phủ, nơi diễn ra các chương trình nghệ thuật hàn lâm đặc sắc và là điểm du lịch mà bạn nhất định phải ghé thăm khi đến Hà Nội. 

Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

2.Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới Nhà Hát Lớn Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 phố Tràng Tiền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Nằm ở vị trí đắc địa trong khu vực trung tâm thành phố, xung quanh là các địa điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô, giúp cho quá trình di chuyển của bạn dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. 

Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

3. Lịch sử Nhà Hát Lớn Hà Nội

Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược nước ta, thực dân Pháp tiến hành xây dựng chính quyền tại Việt Nam. Nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật và đóng vai trò như một khu trung tâm Văn hóa – Nghệ thuật quốc gia lúc bấy giờ.

Năm 1901, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng Nhà Hát Lớn Hà Nội, với sự giúp đỡ của hai kiến trúc sư Broyer và Harley, sau đó có sự cộng tác của kiến trúc sư François Lagisquet, cùng công sức của hàng trăm công nhân và thợ lành nghề. 

Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

Thiết kế của Nhà Hát Lớn Hà Nội được cho là lấy cảm hứng từ mô hình của Opéra Garnier – Một nhà hát nguy nga, tráng lệ tại Paris, tham khảo kiến trúc cổ Hy Lạp Coranhtơ và kiểu lâu đài Tuylory.

Nên hầu hết các đường nét, bố cục tạo nên hình dáng của Nhà Hát Lớn đều mang đậm phong cách kiến trúc Châu Âu. Đem lại vẻ sang trọng, hoàn hảo đến từng chi tiết. Xứng danh là nơi diễn ra các buổi biểu diễn nghệ thuật hàn lâm và là nhà hát hoành tráng nhất khu vực Đông Dương thời kỳ này.

Ngoài ra, phần móng của nhà hát được xây dựng rất kiên cố, với hơn 35.000 cọc tre được đóng xuống và đổ bê tông dày 90cm.

Công trình này tốn 12.000m3 vật liệu và 600 tấn thép, với tổng chi phí xây dựng rơi vào khoảng 2 triệu franc tiền Pháp (đơn vị tiền tệ cũ của Pháp).

Nhà Hát Lớn hoàn thành sau 10 năm xây dựng, trên nền đất có tổng diện tích lên đến  tổng diện tích tới 2.600m2, trong đó chiều dài là 87m và chiều rộng là 30m.

Bên trong Nhà Hát Lớn có một sân khấu lớn, với khán đài sức chứa lên đến 900 khách, một phòng quản trị phía sau, phục vụ cho công tác hóa trang của các diễn viên, hai phòng tập hát, một thư viện và một phòng họp.

Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

Sau khi được hoàn thành, Nhà Hát Lớn Hà Nội được đưa vào phục vụ cho các chương trình biểu diễn nghệ thuật cho thực dân Pháp và số ít người Việt giàu có như hòa nhạc, múa Ballet, diễn kịch câm, biểu diễn nhạc kịch,…

Đến năm 1945, Nhà Hát Lớn là địa điểm tổ chức các cuộc họp của chính phủ, những cuộc duyệt binh của Quân đội và các đoàn kịch Việt Nam đã có thể thuê Nhà Hát Lớn làm nơi biểu biểu diễn.

Đây cũng là nơi sinh hoạt và hoạt động nghệ thuật sôi nổi của các nghệ sĩ Việt Nam, phục vụ nhu cầu của tầng lớp thị dân và tri thức trẻ trong cộng đồng người dân Hà thành thời bấy giờ.

Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

Sau khi thực dân Pháp rút khỏi thủ đô, Chính Phủ Việt Nam vẫn tiếp tục gìn giữ và phát triển Nhà Hát Lớn Hà Nội đúng như chức năng ban đầu của nó.

Đến khoảng cuối thế kỷ XX, sau 80 năm hoạt động nhà hát xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Chính phủ Việt Nam ngay sau đó đã tiến hành trùng tu công trình này, với sự giúp đỡ của kiến trúc sư gốc Pháp là Việt Hồ Thiệu Trị.

Nhà Hát Lớn bắt đầu được tu sửa vào năm 1995 và kết thúc vào năm 1997, đây cũng là lần sửa đầu tiên và duy nhất của công trình tính đến thời điểm hiện tại. 

4.Kiến trúc Nhà Hát Lớn Hà Nội có gì đặc sắc và các khu chức năng

4.1. Kiến trúc Nhà Hát Lớn Hà Nội có gì đặc sắc

Vào thời điểm được xây dựng, Nhà Hát Lớn Hà Nội có tầm vóc ngang ngửa các nhà hát tại châu Âu vào những năm đầu của thế kỷ 20.

Mặc dù pha trộn từ nhiều phong cách khác nhau, nhưng Nhà Hát Lớn vẫn toát lên dáng vẻ Tân cổ điển Pháp một cách mạnh mẽ.

Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

Được thể hiện qua kết cấu kiến trúc, mái ngói hải mảng được lợp ngói đá đen được tổ chức rất kỳ công, mái cuốn tròn ở khu vực khán phòng, mái tam giác phía trên sân khấu, và vô số các họa tiết trang trí bên trong Nhà Hát Lớn Hà Nội. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng nhà hát, vật liệu được sử dụng được thay đổi để phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. 

Nét đẹp của kiến trúc La Mã được thể hiện rõ ở mặt tiền của Nhà Hát Lớn với kết cấu hai gian đặc ở hai đầu và 5 gian rỗng ở giữa, phía trên là mái chóp cong được lợp ngói đá.

Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

Nếu tổng thể mặt tiền được làm nổi bật bằng những cột thức Ionic La Mã, thì tại khu ban công, lối vào và mặt bên của Nhà Hát Lớn hầu như bị các yếu tố Baroque lấn át hoàn toàn.

Các cột sẽ chỉ còn ở ngoài chính sảnh, thay vào đó là ô cửa sổ hình chữ nhật, cuốn vòm, thanh đỡ uốn lượn, các bức từng ngập tràn họa tiết trang trí. 

Ngoài những cảm hứng thiết kế được lấy cảm hứng từ các công trình châu Âu, nằm bên cạnh nhà hát là khách sạn Hilton Hanoi Opera – Một công trình đáng chú ý nữa của Pháp.

Những đường nét cổ điển của khách sạn cũng góp phần làm cho toàn bộ không gian của quảng trường thêm sang trọng, bề thế, và làm tôn lên vẻ đẹp của Nhà hát lớn.

4.2. Khu vực chức năng bên trong Nhà Hát Lớn Hà Nội

4.2.1. Sảnh chính

Sảnh chính là nơi đầu tiên bạn đặt chân đến và cũng là khu vực đón tiếp khách của Nhà Hát Lớn Hà Nội. Điểm nổi bật của sảnh chính là chiếc cầu thang hình chữ T ở phía đối diện cửa vào, được lát bằng đá vân thạch cao cấp được nhập khẩu từ Ý, có màu sắc hài hòa với tổng thể, hệ thống đèn chùm nhỏ mạ đồng theo phong cách cổ điển, đèn chùm lớn mạ vàng theo công nghệ hiện đại, tất cả làm toát lên vẻ nguy nga của nhà hát ngay từ khi bước vào. 

Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

4.2.2. Phòng gương

Nằm trên tầng hai, bao gồm một phòng chính và hai phòng nhỏ ở hai đầu là phòng gương hay còn gọi là phòng lễ nghi. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các cuộc họp, sự kiện quan trọng của các quan chức cấp cao, nguyên thủ quốc gia, các buổi nghệ thuật thính phòng, các hội nghị nhỏ.

Nha hat lon Ha Noi 16

Sàn phòng gương được lát bằng đá cao cấp, được phục chế theo kỹ thuật Mozaic, do chính nhà thiết kế người Ý hướng dẫn lắp bằng tay, nhằm đảm bảo độ tinh tế cho từng chi tiết.

Trên tường có gắn những tấm gương xen kẽ với lối ra vào, cùng hệ thống đèn treo, đèn chùm làm toát lên phong cách cổ điển Pháp một cách mạnh mẽ.

4.2.3. Khán phòng

Khu vực khán phòng của Nhà Hát Lớn Hà Nội sẽ gồm một sân khấu lớn và một khu vực ngồi của khán giả có diện tích khoảng 576m2, với sức chứa khoảng 598 khách.

Khán phòng được trang trí cầu kỳ với đèn chùm pha lê dát vàng, đèn gắn tường bằng đồng cổ điển, những  hàng cột thức Corinth đỡ một vòm trần lộng lẫy được trang trí bằng bức tranh của họa sĩ người Pháp. 

Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

Ngoài ra ở khu vực sau sân khấu còn có phòng trang điểm cho các diễn viên, phòng tập, thư viện, khu phòng cho ban quản lý,…  

5. Khu vực quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội

Khu vực quảng trường Nhà Hát Lớn Hà Nội được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIX – XX, gắn liền với Nhà Hát Lớn cạnh bên.

Từ năm 1994, quảng trường tại đây còn được biết đến cái tên khác là Quảng trường 19/8 hay Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám để đánh dấu sự kiện lịch sử đã xảy ra tại đây vào năm 1945. 

Nhà Hát Lớn Hà Nội: Niềm tự hào của người dân thủ đô

Trên đây là những thông tin về nhà hát lớn Hà Nội, hy vọng bài viết này cũng cấp cho quý khách nhiều thông tin bổ ích.

Theo Ticotravel.com.vn

 

 
LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll