Lăng Ông bà Chiểu - Khám phá công trình kiến trúc lâu đời
admin | Đăng lúc 13:57 - 28/04/2023

Nhắc đến Sài Gòn, ta nghĩ ngay đến thành phố hoa lệ với quá khứ chiến tranh hào hùng. Nơi đây vẫn còn lưu giữ rất nhiều những công trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu là lăng Ông Bà Chiểu với tuổi đời hơn một thế kỉ tồn tại. Cùng theo chân khám phá xem có gì thú vị ở ngôi đền cổ xinh đẹp này nhé.

 

1. Đôi nét về lăng Ông Bà Chiểu

Khác xa với vẻ ngoài phồn hoa của Sài Thành, ngồi đền cổ này lại là một điểm riêng cho quá trình hậu lịch sử của Sài Gòn thời còn chiến tranh ác liệt. Lăng là nơi thờ vị tướng Tổng của Gia Định xưa – Tả quân Lê Văn Duyệt hay có tên gọi quan hàm đầy đủ là Khâm sai Chưởng Tả quân Đô thống phủ phủ sự. 

Lăng Ông Bà Chiểu - Khám phá công trình kiến trúc lâu đời của Sài Thành

Gắn liền hàng trăm năm với ngôi đền là câu chuyện tâm linh mang tính lịch sử với vẻ đẹp cổ kính vượt thời đại. Lăng Ông Bà Chiểu không chỉ là nơi tín ngưỡng của người dân địa phương mà còn là điểm cầu bình an quen thuộc của những vị khách ở vùng lân cận. Nếu có dịp ghé thăm Sài Thành thì hãy dành thời gian khám phá ngôi chùa cổ xinh đẹp này nhé.

2. Chùa lăng Ông Bà Chiểu ở đâu?

2.1. Vị trí

Địa chỉ: Số 1 đường Vũ Tùng, Phường 3, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

2.2. Hướng dẫn di chuyển đến lăng Ông Bà Chiểu

Trước hết để đến được thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn đi máy bay hoặc xe khách đều rất thuận tiện. 

Nơi đây, có rất nhiều trục đường lớn và đông đúc nếu bạn muốn di chuyển đến lăng Ông Bà Chiểu hay địa điểm du lịch nổi tiếng nào mà không quen đường thì hãy mạnh dạn book xe công nghệ, taxi hoặc sử dụng xe bus để di chuyển nhé, phương tiện vừa an toàn và vừa không bị lạc đường.

Lăng Ông Bà Chiểu - Khám phá công trình kiến trúc lâu đời của Sài Thành

Một số trạm xe bus gần lăng: 

  • UBND quận Bình Thạnh: 4 phút đi bộ và cách đền khoảng 0,2km
  • Lăng Ông Bà Chiểu: khoảng 2 phút đi bộ và cách 119m
  • Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu: cách đền khoảng 0,3km và hơn 4 phút đi bộ

3. Lịch sử hình thành lăng Ông Bà Chiểu

Lăng Ông Bà Chiểu được biết đến là nơi thờ tụng vị tướng quân Lê Văn Duyệt tài ba của triều đại nhà Nguyễn với những đóng góp to lớn cùng phu nhân Đỗ Thị Phận. Ông chính là vị quân sư chính trực của thời vua Gia Long và vua Minh Mạng. 

Năm 1835, đã xảy ra một sự kiện biến động ở thành Phiên An dưới thời vua Minh Mạng, Lê Văn Duyệt bị xử tội oan “che chở quân phỉ đảng, để gây nên bọn loạn”. Khi ông mất, vua cho người san lấp mộ và dựng thành bia đá với 8 chữ được khắc rõ rệt: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xử”. 

Lăng Ông Bà Chiểu - Khám phá công trình kiến trúc lâu đời của Sài Thành

Mãi cho đến năm 1841, dưới thời vua Thiệu Trị, vị tả quân này mới được tẩy oan, lấy lại sự trong sạch. Để tưởng nhớ công lao ông đã đóng góp, vua đã cho đập bỏ bia đá đó và đắp lại mộ của ông cao và vững vàng hơn. 

Lăng Ông Bà Chiểu - Khám phá công trình kiến trúc lâu đời của Sài Thành

Đến năm 1848, những phần cơ bản của mộ đã được hoàn thành và tổ chức Hội Thượng Công Quý Tế được ra đời vào năm 1914. Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa lăng Ông Bà Chiểu đã trở thành di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia do bộ Văn Hóa công nhận vào ngày 06/12/1989.

4. Khám phá nét văn hóa tâm linh của chùa lăng Ông Bà Chiểu

Toàn bộ quần thể khu lăng mộ nằm gọn trong khuôn viên có diện tích là 18.500 mét vuông, xung quanh là phần tường dài khoảng hơn 500 mét và độ cao 1,2 mét. Đền nằm ở vị trí địa lí thuận lợi có cổng hướng ra 4 trục đường lớn là  Trịnh Hoài Đức, Đinh Tiên Hoàng,Vũ Tùng và Phan Đăng Lưu. 

Lăng Ông Bà Chiểu - Khám phá công trình kiến trúc lâu đời của Sài Thành

Lăng Ông Bà Chiểu được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ xưa, mộc mạc với những đường nét chạm khắc tinh tế thô sơ. Đến với ngôi đền cổ này ta không chỉ được ngắm nhìn cái đẹp của nhân chứng lịch sử theo thời gian mà còn được tận hưởng không gian văn hóa tâm linh của người dân Sài Thành.

Nổi bật đầu tiên của lăng Ông Bà Chiểu chính là cổng Tam Quan nằm ngay hướng Đông – Nam hướng ra con đường Vũ Tùng. Cổng được thiết kế theo phong cách Trung Hoa xưa với mái ngói lợp màu đỏ đất đặc trưng. Chính giữa cổng là phần chữ Hán được khắc riêng với nghĩa là “Thượng Công miếu” – tức là muốn ám chỉ đến những chức quan lớn ngày xưa. 

4.1. Khu vực nhà bia của lăng 

Nhà bia thiết kế như một ngôi điện mini với phần tường được xây lắp bằng gạch và ngói lợp âm dương. Chính giữa khu vực nhà bia của lăng Ông Bà Chiểu là phần bia đá ghi chép và tưởng nhớ lại những công lao mà ông đã hy sinh cho thế hệ sau này. 

Lăng Ông Bà Chiểu - Khám phá công trình kiến trúc lâu đời của Sài Thành

Bia đá được khắc chữ “Lê công miếu bi” bằng tiếng Hán nhằm ca ngợi những việc làm của vị tướng quân này với triều đình và nhân dân lúc bấy giờ. Nằm ở khu vực phía trước bia đá còn có đôi hạc vàng cưỡi rùa, là biểu tượng của sự hòa hợp giữa vạn vật và âm dương.

4.2. Khu vực lăng mộ của tả quân

Đây là một trong những công trình cổ nhất, được xây dựng đầu tiên ở ngôi đền này. Lăng Ông Bà Chiểu có 2 phần mộ của vị tướng quân Lê Văn Duyệt và phu nhân của ông. Mộ của hai ông bà thường được gọi là mộ “quy” vì nó có hình giống mai rùa. 

Lăng Ông Bà Chiểu - Khám phá công trình kiến trúc lâu đời của Sài Thành

Bên phải của hướng nhà bia là mộ của tả quân và bên trái là mộ của bà Chiểu. Phía trước hai phần mộ là bộ lư bằng đá dùng để thắp hương. Xung quanh khu vực lăng mộ được bao bọc bằng lớp đá ong dày dặn, hướng ra phần sân đốt đèn.

4.3. Miếu thờ ở lăng Ông Bà Chiểu

Khu vực trung tâm của lăng Ông Bà Chiểu là miếu thờ. Đây là nơi để người dân sinh hoạt tín ngưỡng, thờ cúng vị tả quân Lê Văn Duyệt. Miếu được chia làm 3 khu: chính điện, trung điện và tiền điện. 

Miếu thờ ở lăng Ông Bà Chiểu

Với nghệ thuật chạm khắc tinh tế, kết hợp hài hòa giữa gạch nung và khảm sứ độc đáo, nơi đây được nhiều du khách thập phương lựa chọn ghé thăm bởi vẻ đẹp tinh xảo của nét hoa văn trên miếu. Từng gian điện được chia làm các khu khác nhau nhưng chỉ cách một giếng trời. 

Miếu thờ ở lăng Ông Bà Chiểu

Bên trong khu vực chính điện của lăng Ông Bà Chiểu là khung cảnh tái hiện lại đời sống sinh hoạt giản dị của vị tướng quân thời còn sống. Nhưng nơi đây được bảo mật rất cao, chỉ những người có phận sự mới được vào để dọn dẹp, tổ chức các lễ hội đặc trưng của ngôi đền. 

5. Những hoạt động thú vị ở lăng Ông Bà Chiểu

5.1. Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu

Trải qua hơn 200 năm lịch sử tồn tại, lăng Ông Bà Chiểu vẫn luôn giữ được truyền thống lễ hội tổ chức hằng năm. Cứ vào 1-8 và 2-8 hằng năm, nơi đây sẽ tổ chức giỗ tướng quân Lê Văn Duyệt với quy mô lớn, thu hút không chỉ người dân bản địa mà còn hấp dẫn được các du khách thập phương đến tham gia. 

Lễ hội lăng Ông Bà Chiểu

Ngôi đền này từ lâu đã nổi tiếng với sự linh thiêng nên hầu như các vị khách đến đây ngoài tham quan còn có mục đích cầu bình an, sức khỏe cho gia đình. Đặc biệt, vào dịp này lăng Ông Bà Chiểu được trang trí rất long trọng, nếu quý khách muốn lưu giữ những kỉ niệm đẹp ở nơi đây thì nên lựa chọn áo dài để phù hợp với khung cảnh và không khí trong chùa.

5.2. Xin xăm ở chùa lăng Ông Bà Chiểu

Xin xăm là một hoạt động rất phổ biến ở nước ta. Có những nơi người ta chọn xin xăm Quan Âm hoặc xăm Quán Thánh nhằm xin cho tài lộc phát đạt. Còn số khách khác lựa chọn xin “xăm thuốc” Tả Quân vì muốn được tướng phù hộ cho bình an về sức khỏe. Nếu có dịp ghé thăm ngôi đền cổ này thì du khách cũng đừng bỏ lỡ hoạt động tâm linh này nhé.

Xin xăm

Sẽ không khó để tìm kiếm địa điểm tham quan lịch sử giữa lòng Sài Thành, nhưng lăng Ông Bà Chiểu vẫn là nơi được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm. Nếu bạn muốn thử một lần được nhìn ngắm vẻ đẹp cổ kính của ngôi đền này thì lưu ngay những thông tin cấp ở trên nhé. Chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình sắp tới. 

Theo Ticotravel.com.vn

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll