Tìm về Đà Lạt, chúng ta lại ngỡ ngàng với vẻ đẹp của xứ sở ngàn hoa, bâng khuâng với những cơn mưa phùn bất chợt, lãng mạn với những đồi thông lá kim và miên man với sắc nước trong xanh êm dịu ở phố núi này. Đà Lạt ngày nay đã có những thay đổi, không chỉ là nơi tìm về thiên nhiên đất trời, mà Đà Lạt còn là nơi du khách đến để tìm hiểu, khám phá và tham quan nét độc đáo, đặc sắc của công trình kiến trúc đường hầm đất sét từ bàn tay con người kiến tạo. Đường hầm điêu khắc đã thu hút bao người đến tham quan, hãy cùng khám phá đường hầm độc đáo này nhé!
Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng , nằm trên cao nguyên Lâm Viên – Tây Nguyên. Có lịch sử hình thành từ những năm cuối của thế kỷ XIX được xây dựng làm nơi nghỉ dưỡng cho người Pháp theo lời bác sĩ Alexandre Yersin. Đà Lạt vốn được biết đến với nhiều tên gọi yêu thương, nào là “thành phố mộng mơ”, hay “xứ sở ngàn hoa”, “tiểu châu Âu” …
Các tác phẩm trong đường hầm điêu khắc nằm giữa rừng thông - Ảnh: Sưu tầm
Nếu như mảnh đất khô cằn nắng nóng miền Trung có các tháp cổ của người Chăm thì nay Đà Lạt đã có đường hầm đất sét khiến người ta phải ngưỡng mộ.
Ngôi làng đất sét với màu nâu đỏ thu hút -Ảnh: Dalatstar
Đường hầm đất sét rộng khoảng 500m2, là công trình đặc sắc của anh Trịnh Bá Dũng. Đây là một loại hình kiến trúc nghệ thuật mới lạ, độc đáo, có tính mỹ thuật cao và mang nhiều ý nghĩa cho thành phố Đà Lạt nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
Công trình này được kiến tạo từ công thức làm cứng đất - từ keo và bột đất đỏ bazan cùng một số hóa chất khác. Có độ bền tương đương bê tông và được phủ lên một lớp sơn đặc chế tạo từ đất đỏ để tránh bạc màu. Công nghệ đất đỏ bazan không nung từ lâu đã được các nước châu Âu áp dụng để làm đường, riêng công trình kiến trúc làm bằng chất liệu này thì còn mới lạ.
Dự án đường hầm là cả tâm huyết của những người thợ điêu khắc - Ảnh: Sưu tầm
Công trình điêu khắc khi bắt đầu thực hiện là một đường hầm với chiều dài 1.2km, sâu từ 1-9m và rộng từ 2-10m bởi 50.000 m3 khối đất được đào và di dời đến đây.
Để đến được khu du lịch đường hầm này, du khách sẽ phải dạo qua một cánh rừng thông bạt ngàn tuyệt đẹp, đường đi quanh co uốn lượn theo triền núi mang đậm nét đặc trưng của phố núi Đà Lạt. Đi dọc theo đường hầm, du khách như lạc về quá khứ để tìm hiểu quá trình hình thành của Đà Lạt với những hình ảnh điêu khắc kể về những câu chuyện mà mỗi hình ảnh là một đặc trưng tiêu biểu không thể lẫn vào đâu được.
Con đường hầm điêu khắc từ những ngày đầu kiến tạo - Ảnh: Dalatstar
Các con vật ở vùng núi Tây Nguyên đang trong quá trình điêu khắc dang dở- Ảnh: Dalatstar
Đất đỏ bazan đặc trưng của phố núi Đà Lạt - Ảnh: Dalatstar
Công trình dần hoàn thiện - Ảnh: Dalatstar
Và những hình ảnh đường hầm đất sét Đà Lạt hoàn thiện ngày nay:
Con đường hầm điêu khắc nổi tiếng xứ Đà Lạt - Ảnh: Sưu tầm
Đường đi nhỏ hẹp, quanh co như lạc vào mê cung kì bí - Ảnh: Sưu tầm
Mô phỏng đỉnh Langbiang nổi tiếng - Ảnh: Dalatstar
Những bậc thang rắn chắc dẫn lối đến nhiều hình ảnh điêu khắc trong làng đất sét -Ảnh: vntour
Tượng bác sĩ Alexandre Yersin - Ảnh: Sưu tầm
Những họa tiết đậm nét Tây Nguyên - Ảnh: Dalatstar
Đà Lạt gắn liền với Tây Nguyên, vậy nên trong đường hầm điêu khắc này, tác giả không quên những hình ảnh đặc trưng của cuộc sống người đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Từ những họa tiết đơn giản đến những hình ảnh sinh hoạt, nhảy múa trong lễ hội cùng với hình ảnh rượu cần, cồng chiêng.
Hình ảnh cuộc sống đồng bào dân tộc Tây Nguyên được tái hiện - Ảnh: DaLatStar
Nhà thờ con gà được gọt đẽo tinh tế - Ảnh: Sưu tầm
Nhà thờ con gà không chỉ là nơi tâm linh của người dân Đà Lạt theo đạo công giáo, mà nhà thờ con gà đã trở thành nét đặc trưng mà du khách ở xa vẫn thường gợi nhắc về Đà Lạt.
Voi - loài vật gần gũi với người đồng bào Tây Nguyên -Ảnh: DaLatStar
Đồng thời, ngoài những gam màu nâu đỏ của đất bazan thì còn có những hồ nước trong xanh làm dịu mắt người tham quan. Giữa gam màu nóng của đất đỏ, những sắc hoa rực rỡ tươi tốt, hồ nước chảy róc rách và gió thổi rào rạc qua từng hàng thông đến làng đất sét này, khiến các du khách tan biến hết mọi mệt mỏi trước những hình ảnh điêu khắc điêu luyện của những người thợ - người nghệ nhân đầy tài năng.
Vườn hoa rực rỡ sắc màu trên nền đất sét - Ảnh: DaLatStar
Nước chảy róc rách xuống miệng rùa - Ảnh: Sưu tầm
Ếch đánh trống độc đáo thu hút du khách -Ảnh: Sưu tầm
Ngoài ra còn có những chú ếch được biến tấu sáng tạo, lạ mắt và thú vị. Nào là ếch đống trống, ếch đi môtô, …
Những hình ảnh sáng tạo tại đường hầm đất sét - Ảnh: Sưu tầm
Ếch đi xe môtô- Ảnh: Sưu tầm
Cỗ xe ngựa quen thuộc -Ảnh: Sưu tầm
Những chiếc vespa thời xưa thu hút các bạn trẻ - Ảnh: Sưu tầm
Bản nhạc Ai lên xứ hoa đào được điêu khắc tỉ mỉ, cần mẫn - Ảnh: Sưu tầm
Những tác phẩm điêu khắc đặc sắc - Ảnh: DaLatStar
Toa xe lửa chạy hơi nước đầu tiên ở ga Đà Lạt đầu thế kỉ XX - Ảnh: Sưu tầm
Hình ảnh ngộ nghĩ với lá cờ Tổ quốc thiêng liêng - Ảnh: Sưu tầm
Mô phỏng hình ảnh điện thoại những năm tháng xưa - Ảnh: nhinhothienthan
Con đường đưa lối vào thế giới thu nhỏ của thành phố Đà Lạt -Ảnh: Sưu tầm
Đường hầm đất sét ra đời đã nhận được nhiều quan tâm của du khách gần xa, với niềm tự hào và ngưỡng mộ. Hơn nữa, ngôi nhà đất sét còn được trao giải Kiến trúc xanh 2014 của Hội kiến trúc sư Việt Nam và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận 2 kỷ lục: Ngôi nhà làm bằng đất đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên có diện tích lớn nhất – Ngôi nhà đất đỏ bazan không nung đầu tiên có phong cách độc đáo nhất.
Ngôi nhà đất đỏ có 2 kỉ lục - Ảnh: Dalatstar
Ngôi nhà được chạm khắc chữ Việt Nam, Đà Lạt, Love và đắp nổi bản đồ Việt Nam hình chữ S với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - Như một thông điệp muốn gửi gắm về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, thể hiện tình cảm của người dân Đà Lạt và cả người dân Việt trên khắp mọi nơi luôn hướng về biển đảo.
Ngôi nhà có 2 gian nằm giữa khung cảnh hoang sơ dốc núi - Ảnh: Dalatstar
Tuy không hẳn là hoàn toàn làm bằng bằng đất sét, nhưng điểm nhấn của công trình này đó chính là sự sáng tạo và niềm say mê, nghiên cứu miệt mài của những người kiến tạo nên. “Xứ sở ngàn thông” đã nhường một phần linh hồn của mình cho công trình này, một góc rừng thông nhiều tuổi đã ngã xuống để góp phần xây dựng công trình điêu khắc tái tạo quá trình lịch sử và cuộc sống thường nhật ở Đà Lạt. Chính vì thế nên đường hầm này có nhiều giá trị và nhiều ý nghĩa đối với những người thợ, người dân xứ này.
Khi tham quan những công trình điêu khắc tại đường hầm, du khách có thể dừng chân bên hồ Tuyền Lâm, ngẫm nghĩ về Đà Lạt yêu thương. Những phút giây lặng tờ bên hồ sẽ đem lại cảm giác thanh bình, êm dịu cho bạn.
Thanh bình tại hồ Tuyền Lâm - Ảnh: Khan G Nguyen
Ngày qua ngày, Đà Lạt đã có những đổi thay, nhưng những du khách yêu mến Đà Lạt vẫn dành cho “xứ sở ngàn hoa” này những tình cảm sâu sắc và nồng ấm. Nay Đà Lạt lại có thêm công trình điêu khắc sẽ là điểm thu hút du khách đến và quay lại Đà Lạt nhiều hơn. Hy vọng đường hầm này sẽ ngày càng hoàn thiện hơn và là nơi lý tưởng để mọi người hiểu rõ vùng đất cao nguyên này nhé!
Theo https://blog.mytour.vn/