Tín ngưỡng thờ Mẫu là hoạt động văn hóa tâm linh lâu đời và độc đáo của người Việt. Vì lẽ đó, Phủ Dầy ngày càng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Nơi đây là một quần thể di tích tâm linh, nơi thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh. Hàng năm, cứ mỗi dịp đầu xuân hay đến “tháng giỗ Mẹ”, Phù Dầy
Hướng dẫn đường đi đến Phủ Dầy
Nếu xuất phát Hà Nội: Cung đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ – Ninh Bình là hướng đường bạn nên đi. Khi tới giao cắt Hà Nam – Phủ Lý, bạn rẽ xuống đường 21A cũ và đi khoảng 12 km là đến địa bàn tỉnh Nam Định. Khi qua công viên nghĩa trang Thanh Bình chọn đường tỉnh lộ 56. Tiếp tục đi thằng chừng 10km, qua Ngã tư Đồng đội là tới địa phận Phủ Dầy.
Nếu đi từ các tỉnh miền trung ra: bạn cứ đi theo quốc lộ 1, tới thành phố Ninh Bình. Tại ngã 3 đường 1 giao với đường 10, bạn rẽ phải hướng đi về Nam Định, qua cầu Non Nước (Ninh Bình) chừng 10km tới ngã 3 Thị trấn Gôi – Vụ Bản – Nam Định. Bạn rẽ trái đi chừng 2km nữa là tới địa phận Phủ Dầy
Phủ Dầy – Trung tâm tín ngưỡng tâm linh của Nam Định
Nam Định được xem là một trong những trung tâm tín ngưỡng với hơn 400 điểm thờ cùng. Tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Phủ Dầy được quan tâm hơn cả.
Quần thể gồm khoảng 20 di tích lớn nhỏ gắn liền với công chúa Liễu Hạnh năm xưa. Tới đây ghé thăm, du khách thường tới phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng chúa Liễu. Ngoài ra nếu có thời gian, du khách có thể tới vãn cảnh nhiều đền, chùa quanh xã
Khám phá sự tích xưa được lưu truyền
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong “tứ bất tử” trong truyền thuyết xưa. Phủ Dầy gắn liền với vị Thánh Mẫu này. Sự ra đời của tên gọi Phủ Dầy (nhiều người gọi là Phủ Dày, Phủ Giày hay Phủ Giầy) gắn với nhiều câu chuyện lý thú khác nhau. Phủ Dày trước kia có tên cổ là Kẻ Giầy.
Một câu chuyện kể lại vì công chúa Liễu Hạnh quá thương nhớ gia đình nên đã để lại một chiếc giày ở trần gian trước khi hạ giới. Hay tương truyền năm xưa, Vua đi ngang qua vùng, ghé quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, có tặng lại đôi giày.
Những câu chuyện trong dân gian thì gọi nơi đây là Phủ Dày bởi nơi đây có món bánh dày nổi tiếng. Sau dần, Kẻ Giầy được đổi tên thành Phủ Giày
Kiến trúc quần thể khu di tích
Phủ Tiên Hương là phủ chính, nơi đầu tiên thờ Mẫu. Phủ có 19 tòa gồm 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ hướng về dãy núi sừng sững Tiên Hương. Trước phủ là một giếng nhỏ dẫn đến một sân rộng nối với hệ thống nghi môn trụ. Bước vào phủ, ta thấy một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh nối liền đền thờ chính. Tại phủ cón thờ bên chồng của Mẫu.
Đi không xa là tới phủ Vân Cát. Phủ này được xây dựng sau phủ Tiên Hương và cũng thờ Mẫu Liễu Hạnh cũng bên ngoại của Mẫu. Phủ nằm giữa chùa Long Vân thờ Phật và đền thờ vua Lý Nam Đế đã tạo nên một quần thể kiến trúc độc đáo thờ Mẫu-Thần-Phật
Lăng chúa Liễu ngay cạnh phủ chính chiếm một khu vực riêng hình chữ nhật. Toàn bộ công trình đều xây bằng đá, chạm trổ đẹp. Giữa lăng là một ngôi mộ hình bát giác, mỗi cạnh khoảng 1 mét.
Tháng 3 về nhớ lễ hội Phủ Dầy
“Tháng tám giỗ cha/ Tháng ba giỗ mẹ”. Hàng năm, cứ đến tháng 3 âm lịch, Phủ Dầy lại tấp nập đón các đoàn người về lễ. Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ ở khắp nơi nhưng tại huyện Vụ Bản là chính và độc đáo hơn cả. Lễ hội là sự kết hợp đan xen giứa nghi lễ nghiêm trang với những hoạt động sôi nổi mang đậm nét văn hóa dân gian.
Phần lễ gồm ba nghi thức: lễ rước Mẫu thỉnh kinh, lễ rước đuốc, lễ kéo chữ Hoa Trương Hội. Khai hội, Thánh Mẫu được rước từ phủ Tiên Hương lên chùa Gôi trong tiếng trống, nhạc linh đình bên những đoàn lân. Tiếp đến là lễ kéo chữ – nét riêng có tại hội với khoảng 100 người tham gia kéo chữ. Khi vào cuộc chủ lễ xin Mẫu “ra chữ”, sau đó theo nhịp trống chiêng rộn rã xếp thành những dòng chữ nho ý nghĩa. Trong lễ, du khách còn được xem rước thỉnh kinh, rước kiệu bát cống long đình, xem múa rồng hội trên núi Tiên Hương…
Đến phần hội là dịp quý khách được ngằm nhìn lại những trò chơi dân gian xưa như đấu vật, thổi cơm thi, đấu cờ người. Và khi màn đêm buông xuống, du khách sẽ được đắm mình trong những điệu Chầu Văn tha thiết, cùng ngắm những đèn trời được thả lung linh. Nghi lễ hầu Đồng diễn ra suốt lễ hội tại phủ rất náo nhiệt.
Với những nét giá trị độc đáo, Phủ Dấy được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa quốc gia. Nơi đây gìn giữ một nét tín ngưỡng đẹp đẽ của dân tộc. Mọi người tới đây với tấm lòng thành kính, chỉ mong bình an. Dịp đầu xuân, sao bạn không thử đặt chân tới chốn linh thiêng này, cảm nhận những nét đẹp dân gian từ lâu không được thấy.
lại tấp nập những dòng người.