Khám phá làng Vũ Đại - Nét đặc sắc của văn học Việt Nam
admin | Đăng lúc 10:04 - 25/08/2023

Chắc hẳn ai cũng từng một lần nghe qua cái tên làng Vũ Đại – một địa danh nổi tiếng gắn liền trong các tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Vậy có ai từng đặt câu hỏi liệu ngôi làng này thật sự tồn tại? Hãy cùng xuôi dòng văn học Việt Nam để tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về ngôi làng này ngoài đời thực bạn nhé!

 

1. Giới thiệu sơ lược về làng Vũ Đại

Làng Vũ Đại là một địa điểm du lịch thuộc tỉnh Hà Nam thu hút rất nhiều du khách đến tham quan và khám phá, đặc biệt là những bạn có niềm đam mê mãnh liệt đối với văn học Việt Nam. Hình tượng nhân vật “Chí Phèo” ăn vạ cùng ngôi làng nghèo có lẽ đã in sâu vào tiềm thức của bao thế hệ người Việt chúng ta.

1.1 Làng Vũ Đại ngày ấy

Từng sự kiện hay nhân vật xuất hiện trong truyện đều được nhà văn Nam Cao khắc họa rõ nét, chân thực và diễn tả lại đúng những gì đang diễn ra trong ngôi làng ông lúc bấy giờ. Làng Vũ Đại trên thực tế được lấy nguyên mẫu từ làng Đại Hoàng ngày xưa – quê hương của nhà văn Nam Cao, mang hình tượng một ngôi làng thuần nông nghèo đói, đậm chất dân dã của quê Việt Nam. 

Ngôi làng trước năm 1945 có truyền thống làm nghề dệt vải đũi từ công cụ phổ biến đơn giản, thô sơ là khung dệt mỏ quạ. Nhưng với sự thống trị tàn ác của những kẻ nắm quyền, người dân trong làng vẫn không đủ ăn đủ mặc và cái nghèo khổ cứ luôn đeo bám họ. 

Lúc bấy giờ, ngôi làng hiện lên như bức tranh của một xã hội phong kiến thu nhỏ thối nát, biến những con người lương thiện như Chí Phèo trở nên tha hóa, chuyên vạch mặt ăn vạ. Có thể nói đặc sản làng Vũ Đại ngày xưa chính là bát cháo hành tình nghĩa của Thị Nở hay vườn chuố sau nhà đều là những thứ rất mộc mạc và giản dị. 

1.2 Làng Vũ Đại ngày nay

Làng Vũ Đại bây giờ tuy vẫn còn giữ được nghề dệt vải truyền thống nhưng xã hội phát triển kéo theo công nghệ hóa, những chiếc khung dệt đã được thay bằng những chiếc máy dệt công nghiệp. Người dân lúc này không còn được nghe những tiếng thoi lách cách thân thương nữa mà thay bằng âm thanh máy móc vang khắp xóm làng.

 

Du khách đến đây sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những ngôi nhà xưa với mái nan, gạch trần từ thời cu kị tuy đã cũ kĩ đi rất nhiều nhưng chúng vẫn chẳng mảy may suy chuyển. Hình ảnh miền quê thân thương hiện ra thật đậm nét từ những ruộng lúa, gốc chuối, hàng cau cả nét dân dã mộc mạc của người dân nơi đây.

Có lẽ xóm làng nhỏ này vẫn giữ nguyên được những giá trị vốn có ban đầu của nó, nếu bạn muốn trải nghiệm một chuyến đi từ áng văn ra đời thực, được đặt chân vào ngôi nhà Bá Kiến trăm năm tuổi và thưởng thức những đặc sản miền quê thì đừng bỏ lỡ ngôi làng này.

2. Hướng dẫn di chuyển đến làng Vũ Đại

Làng Vũ Đại thuộc tỉnh nào? Ngôi làng nằm cách trung tâm thành phố Phủ Lý tầm 40km theo hướng tỉnh lộ 972, thuộc xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ngôi làng gồm 7 xóm nhỏ từ xóm 5 đến xóm 11 và nơi đây cũng chính là nguồn cảm hứng sáng tác của nhà văn Nam Cao. Có nhiều cách cho du khách lựa chọn di chuyển đến đây, Tico Travel sẽ gợi ý cho bạn 3 cách sau:

  • Đi bằng xe máy, ô tô riêng: cách này sẽ phù hợp với những bạn yêu thích du lịch khám phá, muốn thoải mái và linh động trong việc di chuyển. Trước tiên từ Hà Nội, bạn sẽ đi trên cao tốc Hà Nội – Ninh Bình và men theo đường Tránh Hòa Mạc, băng qua đường 379 là đến huyện Lý Nhân.
  • Đi bằng xe khách: Cách này vừa giúp bạn đỡ tiết kiệm thời gian lái xe vừa có chi phí phải chăng chỉ khoảng 60.000-70.000VNĐ/người/chiều. Du khách có thể đi xe khách từ bến Mỹ Đình hoặc Giáp Bát đề về huyện Lý Nhân, các nhà xe bạn có thể tham khảo như Việt Anh, Hợp Tuấn, Khánh Linh,…
  • Đi taxi hoặc thuê xe ô tô có tài xế riêng: Có lẽ đây là cách tốn kém nhất nhưng cũng thoải mái nhất nếu bạn không thích đi xe máy đường dài hoặc xe khách đông người. Bạn nên cân nhắc và tham khảo giá cả trước khi đi với tài xế để tránh bị chặt chém.

Chắc hẳn với những gợi ý trên bạn có thể dễ dàng di chuyển và trả lời được câu hỏi làng Vũ Đại ở tỉnh nào rồi đúng không. Hãy chuẩn bị thật kĩ càng để chuyến đi được suôn sẻ và an toàn bạn nhé

3. Làng Vũ Đại có gì thú vị?

Đối với những du khách yêu thích du lịch tâm linh có thể ghé thăm một số ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nam như chùa Phật Quang, chùa Bà Đanh trên đường di chuyển đến làng Vũ Đại. 

Nếu bạn có nhiều thời gian thì hãy thử trải nghiệm các địa danh khác tuy nhiên điều không thể bỏ lỡ chính là những đặc sản, địa điểm du lịch thuộc miền quê thanh bình này.

3.1 Tham quan nhà Bá Kiến

Có lẽ với những ai đã từng đọc qua tác phẩm Chí Phèo của cố nhà văn Nam Cao thì không còn xa lạ hình tượng nhân vật Bá Kiến với ngôi nhà 3 gian có tuổi đời lên đến hàng trăm. Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách nhà truyền thống của người dân vùng Bắc Bộ và được xây dựng trên mảnh đất rộng 900 m2.

Nhà Bá Kiến có vị trí khá dễ tìm, nằm cạnh con đường đất liên thôn ở xóm 11 thuộc xã Hòa Hậu là điểm tham quan hút khách nhất ở làng Vũ Đại. Vật liệu chính để xây dựng lên ngôi nhà chủ yếu từ gỗ lim, từ mái ngói cho đến những đường nét hoa văn trên ngôi nhà vẫn bền bỉ theo thời gian, chưa một lần sửa chữa.

Theo những tư liệu về nhà Bá Kiến thì chủ nhân xây dựng nên là cụ Hạnh – một lái buôn giàu có nổi tiếng vùng đồng bằng sông Hồng. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo được trạm trổ tinh tế làm nổi bật lên vẻ cổ kính, phong sương theo thời gian của ngôi nhà. 

Đến giờ nhà Bá Kiến đã qua 7 đời chủ, dù vậy du khách vẫn sẽ trải qua cảm xúc bồi hồi, sống động và cảm nhận được những giá trị văn học trường tồn đến thế hệ con cháu mai sau.

3.2 Lò gạch cũ

Cái lò gạch cũ xuất hiện chỉ vỏn vẹn 2 lần trong tác phẩm Chí Phèo và còn là hình ảnh rất đỗi quen thuộc ở các làng quê Việt nam trước kia. Thông qua tác phầm, hình ảnh cái lò gạch cũ gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc khi nhân vật Chí Phèo bị vứt bỏ nơi đây, vừa cảm thấy thương xót nhưng cũng thật đáng trách.

Đặt chân đến đây du khách không chỉ đơn thuần tham quan và chụp ảnh, mà còn cảm nhận chân thực thật nhất câu chuyện bi kịch của một cuộc đời bắt đầu từ đây. Bạn sẽ thấu hiểu được những khổ đau cùng cực, sự bế tắc, cay đắng của lớp người nghèo không thể vươn lên trong xã hội tàn bạo này. 

Lò gạch cũ là một trong những địa danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến làng Vũ Đại, nơi đây sẽ cho bạn một chuyến đi đầy cảm xúc và tiếp thu được nhiều kiến thức về xã hội, con người xưa.

3.3 Hang Luồn và ao Dong

Nơi đây hứa hẹn là một trong những địa điểm du lịch thu hút du khách nhất khi đến làng Vũ Đại, Hà Nam. Hang Luồn và ao Dong thuộc xã Liên Sơn, huyện Kim Bảng, đường đi khá dễ tìm và vì là địa danh nổi tiếng nơi đây nên du khách có thể hỏi bất kì người dân địa phương nào. 

Bạn có thể di chuyển xuống hết con dốc để gửi xe rồi di chuyển vào khu khai quật đá và tìm đường đi bộ xuống ao. Trước kia nơi đây là vùng khai thác đá cho ngành công nghiệp, mặc dù chỉ mới được khai thác du lịch gần đây nhưng hang Luồn – ao Dong sở hữu một vẻ đẹp dịu dàng, bình yên đến ngỡ ngàng khác xa những gì tưởng tượng. 

 

Quang cảnh hiện lên trước mắt du khách là một không gian thoáng đãng, trong lành và thơ mộng. Nơi đây không hề bị ảnh hưởng bởi những khói bụi, ồn ào từ khu khai quật đá mà lại sở hữu một vẻ đẹp khó tả, mặt nước trong trẻo như một tấm gương, những tản rong rêu lượn lờ theo dòng nước, hay những thảm hoa súng đang đua nhau bung nở thật đẹp mắt. 

Xung quanh là những thế núi vô cùng hùng vĩ như đang bao bọc chở che nơi đây. Du khách đến đây sẽ thường phải mất phí 10.000 để vào tham quan, nơi đây chỉ có vỏn vẹn một ngôi nhà nhỏ bên ao và người trông coi. Nếu bạn nào muốn được trỉa nghiệm cảm giác ngồi trên đò trôi ra giữa mặt ao thì có thể trả thêm tiền đò. Đây chắc chắn sẽ là một kỉ niệm khó quên  khi đến làng Vũ Đại.

3.4 Đài tưởng niệm nhà văn liệt sĩ Nam Cao

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất làng Đại Hoàng – hay làng Vũ Đại, nhà văn Nam Cao mất vào năm 1951 khi tuổi đời còn rất trẻ, lúc ấy ông chỉ mới 36 tuổi vừa là chiến sĩ cộng sản trung kiên vừa là một nhà văn hiện thực tài ba.

 

Đài tưởng niệm nhà văn, liệt sỹ Nam Cao được xây dựng trong 3 năm từ năm 2001 đến 2004 ngay tại quê hương ông thuộc thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân. Tổng diện tích của khu tưởng niệm lên đến 5.460 m2 nằm trong một khuôn viên vô cùng rộng rãi và thoáng mát.

Đến làng Vũ Đại, du khách sẽ được tham quan và tìm hiểu khu tưởng niệm theo 4 khía cạnh gồm có quê hương và gia đình nhà văn Nam Cao, cuộc đời và sự nghiệp của ông, tìm lại Nam Cao và cuối cùng là các hoạt động tưởng niệm, tôn vinh ông. Ngoài ra khi đến đây, bạn còn được ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên, vườn cây, hồ nước tất cả đều bình yên đến lạ.

Du khách sẽ được tận mắt ngắm nhìn các hiện vật, hiểu thêm về những tác phẩm kinh điển của văn học hiện đại Việt Nam cũng như cuộc đợi và thân thế của ông. Bên cạnh đó đây còn là cơ hội cho các bạn yêu thích tác phẩm Chí Phèo hay những sáng tác khác thắp hương tưởng niệm để bày tỏ tấm lòng yêu nghệ thuật đối với ông.

 

Vào năm 1996, nhà văn Nam Cao đã được Đảng, Nhà Nước ta truy tặng huân chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhất, giải giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 với những đóng góp rất to lớn cho nên văn học, văn hóa và nền báo chí nước nhà. Từ đó để lại những dấu ấn khó phai, những bài học lịch sử đậm tính nhân văn truyền mãi đời sau.

4. Tìm hiểu ẩm thực làng Vũ Đại

Điểm đặc biệt mà du khách không nên bỏ qua khi đến làng Vũ Đại là nền ẩm thực nổi tiếng nơi đây. Không chỉ có bát cháo hành nổi tiếng của Thị Nở mà còn có cá kho niêu, chuối ngự tiến vua, hồng không hạt đang chờ đón bạn thưởng thức.

4.1 Cá kho niêu làng Vũ Đại

Những niêu cá nóng hổi là thứ giữ chân người du khách mỗi khi đến thăm làng Vũ Đại. Cá dùng để kho được chọn lựa rất kĩ càng, là cá trắm đen được tẩm ướp hơn 10 loại gia vị tự nhiên khác nhau và kho từ 12-16 tiếng.

Điểm công phu và cầu kì ở đây chính là khâu chọn niêu, niêu dùng để kho cá được làm từ lò nung của người nghệ nhân gốm Nghệ An còn vung thì làm từ Thanh Hóa. Đó chính là điểm đặc biệt để tạo ra hương vị riêng độc đáo của cá kho niêu. 

Vị giác của bạn sẽ bị đánh thức bởi từng thớ thịt cá vàng ươm màu cánh gián tỏa ra hương thơm thoang thoảng, mùi hương từ các loại gia vị như chanh, ớt, tỏi, riềng hòa quyện làm say lòng người du khách.

4.2 Chuối ngự 

Một đặc sản khác chính là giống chuối ngự thơm ngon, sai trái  từ vườn chuối nổi tiếng nhất làng Vũ Đại chuyên dùng để tiến các vua đời nhà Trần. Chuối ngự mít thường được du khách ưa chuộng hơn chuối ngự trâu, thực khách khi thưởng thức chuối ngự sẽ cảm nhận được vị thơm độc đáo, ngọt lịm.

Vỏ chuối ngự mỏng màu vàng thẫm khi chín với kích thước chỉ cỡ 2 ngón tay nên ruột rất đặc khi ăn vào để lại một dư vị khó tả nơi đầu lưỡi. Bạn có thể mua thử một vài nải mang về làm quà cho người thân và bạn bè.

4.3 Hồng không hạt

Đặc sản cuối cùng du khách nên trải nghiệm thử chính là hồng không hạt có vẻ ngoài quyến rũ, to trong, da căng mịn không sần sùi đốm đen và bên trong không hề chứa hạt. Khi chính hồng có màu đỏ sẫm, bạn sẽ cảm nhận được sự ngọt lịm, mọng nước từ thớ thịt hồng khi đưa vào trong miệng, còn phần nhân thỉ giòn rất khác biệt so với các loại hồng trồng nơi khác.

Khám phá Làng Vũ Đại - Nét đặc sắc của văn học Việt Nam

Bài viết vừa cung cấp cho bạn thật nhiều điều thú vị về các địa điểm du lịch và  nền  ẩm thực nức tiếng làng Vũ Đại. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm kinh nghiệm và thông tin bổ ích làm hành trang cho chuyến đi sắp tới của mình. Cuối cùng đừng quên mang về những tấm hình thật đẹp tại làng quê bình dị này bạn nhé!

Theo Ticotravel.com.vn

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll