Hành hương về đền Tiên La tịnh tâm lắng nghe huyền tính xưa
admin | Đăng lúc 8:43 - 19/03/2022

Mảnh đất Thái Bình không chỉ là quê hương của chị hai 5 tấn mà còn là vùng đất với những địa danh , thắng cảnh nổi tiếng từ đền chùa, bãi biển, những vịnh với hệ sinh thái phong phú…Cứ đến mỗi dịp “tháng ba giỗ mẹ”, với tục thờ thánh mẫu, người dân khắp mọi miền lại tấp nập về đền Tiên La cùng tưởng nhớ về nữ tướng Bát Nàn

 

Ghé thăm ngôi đền linh thiêng ở Thái Bình
Ghé thăm ngôi đền linh thiêng ở Thái Bình

Đền Tiên La tọa lạc thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình với diện tích gần 4000m². Ngôi đền thờ Bát Nàn tướng quân (tướng phá nạn cho dân, nhiều nơi còn gọi là “bát nàn” hay “bát não”), người có công đánh Tô Định, giúp sức Hai Bà Trưng đánh giặc và được phong “Đông Nhung tướng quân” gần hai nghìn năm nay.

Lịch sử đền Tiên La

Bát Nàn tướng quân trong truyền thuyết tên thật là Vũ Thị Thục, sống vào thời Hán ở trang Phượng Lâu (nay là Phù Ninh, Phú Thọ). Tương truyền bà có vẻ ngoài xinh đẹp, văn võ song toàn và lúc bấy giờ đã đính ước với Phạm Danh Hương. Biết vậy, quan lang Bạch Hạc quyền thế (người đã nhiều lần mang lễ vật đính ước những đều bị bà từ chối) đã nổi giận, bày mưu xui Tô Định để chiếm đoạt bà. Tô Định được chiêm ngưỡng dung nhan tuyệt sắc của bà, đã sai người bắt cha của bà và chồng chưa cưới về trị sở Giao Chỉ để ép hủy hôn. Hàng tháng trời không thuyết phục được, hắn đã nổi giận và đem giết cả hai người.

đền thờ Đông Nhung tướng quân
tượng thờ Bát Nàn tướng quân

Được người hiền giúp đỡ, Thục nương xuôi dòng sông Hồng về vùng đất Thái Bình lập căn cứ, khởi binh đánh Tô Định chống Hán trả thù nhà đến nợ nước. Dưới thời  khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, bà lập nhiều nhiều công lớn đánh Hán, được phong là Đông Nhung tướng quân. Tuy nhiên, vì thế giặc quá mạnh, bà đã tuẫn tiết tại gò Kim Quy. Chính tại nơi đây, người dân đã lập nên đền Tiên La để tưởng nhớ vị tướng quân anh dũng, một trong những những anh hùng đầu tiên của dân tộc.

Cấu trúc của ngôi đền tồn tại hơn thế kỷ

Ngôi đền cổ được xây dựng theo cấu trúc “Tiền nhất – Hậu đinh”, theo chuẩn vóc dáng từu cột, kèo đến đao mái uốn cong, mang hình dáng con rồng bay lên hay Lưỡng Long Chầu Nguyệt. Đền có ba tòa chính Đại Bái (Tiền tế), Trung tế và Hậu điện. Bước qua cổng vào sân đền là Tam quan ngoại với hai bên là lầu Cô, lầu Cậu.

lễ hội đền Tiên La diễn ra hàng năm
người dân hàng năm đều về đây để tưởng niệm ngày mất của tướng quân

Kiến trúc mỗi tòa

Tòa Tiền tế gồm năm gian với những bức đại tự và những câu đối ca ngợi triều Trưng Vương và tài sắc, phẩm hạnh của Đông Nhung tướng quân.

Tòa Trung tế có lối kiến trúc đặc sắc theo kiểu phương đình và đặc biệt, toàn bộ vật liệu xây dựng tòa bái đường đều là đá từ cột đá, xà đá, kèo đá…Cụ thể có mười sáu cột đá, tám cột đá, tám kèo đá được điêu khắc công phu, tinh xảo. Bốn cột cái chạm tứ linh, mười hai cột chạm long vân, tám xà chạm long-ly-quy-phượng xen lẫn thông-cúc-trúc-mai.

Tòa Hậu điền gồm ba gian nằm sâu bên trong, tương truyền nơi đây có mộ của Thục nương. Chính giữa gian có bàn thờ với tượng của Đông Nhung tướng quân, xung quanh là tưởng niệm các tướng sĩ, binh lính của bà. Hai gian bên cạnh thờ phụ thân, mẫu thân của Vũ Thị Thục. Theo nghiên cứu về các tượng và cách chạm khắc trên các cột kèo thì kiến trúc thiên hướng thuộc về thời Tiền Lê, một số thời Trần và thời Lê. Hiện nay tại đền còn lưu giữ những đồ tế khí với giá trị thẩm mỹ cao, những bút tích, sắc phong, bia đá qua các thời.

Lễ hội đền Tiên La

Từ lâu, đền Tiên La được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Theo định lệ, lễ hội đền khai hội vào mùng 10, chính thức diễn ra khoảng ngày 17,18 tháng ba âm lịch.

lễ hội đền Tiên La
Không khí trong lễ rước kiệu

 

Không gian lễ hội vào buổi tối
Không gian lễ hội vào buổi tối

Phần hội diễn ra với những trò chơi dân gian đặc sắc như đấu vật, chọi gà, múa rồng, múa sư tử, đặc biệt là phần rước kiệu kết hợp với nghi lễ rước nước với ước nguyện của người dân vùng văn minh lúa nước cầu một một mùa mưa thuận gió hòa, một mùa bội thu. Ngoài ra, vào dịp lễ hội còn có nhiều đoàn văn hoá nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận cũng đến biểu diễn các tiết mục văn hoá đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính; Lưu Bình – Dương Lễ, Phạm Tải – Ngọc Hoa…

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll