Chùa Dâu là ngôi chùa cổ kính nhất Việt Nam. Nơi đây là trung tâm Phật giáo cổ xưa và mang những nét giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc. Chùa là di tích quốc gia đặc biệt của nước ta cần được giữ gìn và bảo tồn.
Chùa Dâu ở đâu?
Nằm cách Hà Nội khoảng 30km, chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh. Nơi đây là trung tâm văn hóa tâm linh nổi tiếng ở nước ta. Chùa có nhiều tên gọi như Diên Ứng tự, Cổ Châu Tự, Thiền Đình tự… Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa có diện mạo và tên gọi như ngày nay.
Lịch sử chùa Dâu Bắc Ninh
Chùa Dâu với niên đại gần 2000 năm, không chỉ là ngôi chùa cổ kính mà nơi đây còn là chứng tích lịch sử của nước nhà. Đây là nơi giao lưu của Phật giáo từ Ấn Độ và từ phương Bắc. Do đó nơi đây có nền Phật giáo lâu đời, phong phú. Theo ghi chép để lại thì chùa được xây dựng từ thế kỉ II. Xây dựng từ năm 187 đến năm 226 thì hoàn thành.
Chùa thờ tự thần nữ Pháp Vân nên có tên gọi như vậy. Hơn nữa chùa này nằm trên vùng đất Cổ Châu xưa nên được gọi là Cổ Châu tự. Lịch sử chùa gắn liều với truyện cổ tích Tứ Pháp. Ngôi chùa cổ kính với biết bao điều kì bí gắn liền với các đạo lí nhà Phật. Nơi đây là trung tâm của thiền phái đầu tiên tại nước ta: “Thiền phái Tì ni đa lưu chi”.
Kiến trúc tinh xảo của chùa Dâu
Chùa Dâu là trung tâm Phật giáo lớn nhất nước ta, nơi đây mang kiến trúc vô cùng độc đáo. Chùa là sự kết hợp khéo léo giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Trải qua thời gian dài và những biến cố của lịch sử, đến nay kiến trúc ngôi chùa này là kiến trúc vào thời Hậu Lê.
Qua các đời vua nhà Trần, chùa được kiến thiết lại bởi trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi. Với quy mô bề thế, ngôi chùa luôn toát lên sự tôn nghiêm. Chùa mang lối kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”. Các khu như Tam quan, Tiền thất, Tiền đường, Nhà Mẫu, tháp Hòa Phong… Các công trình nơi đây đều được thiết kế tinh xảo. Những cây cột, mái hiên, cái kèo…đều được trạm khắc điêu luyện.
Cổng Tam quan
Kiến trúc độc đáo ở chùa thể hiện ngay từ cổng Tam quan. Cổng Tam quan có 3 gian, các cấu kiện thì được bào nhẵn. Mái ngói đỏ nay đã phủ kín rêu phong. Bước vào cổng Tam quan du khách sẽ thấy một không gian rộng lớn. Khung cảnh khiến ai cũng phải ngạc nhiên và ngưỡng mộ.
Tháp Hòa Phong
Giữa sân chùa là tháp Hòa Phong. Tháp này được xây dựng với gạch lớn, nung già. Chiều cao của tháp là 15m. Trên tháp có một chiếc chuông đồng được đúc vào năm 1793. Đặc biệt hơn nơi đây còn có tượng một con cừu đá, đây được coi là dấu ấn duy nhất thời đầu Công nguyên còn sót lại.
Tín ngưỡng thờ tự ở chùa Dâu
Chùa là nơi thờ tự các tượng như: Tứ trấn, Hộ pháp, các vị La Hán, Bồ Tát, thờ Thạch Quang Phật, thờ trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi…. Ngôi chùa cổ kính hàng nghìn năm tuổi thờ tự các nhóm tượng mang tín ngưỡng Phật giáo nhà Lê.Trong tháp Hòa Phong có bốn tượng Tứ trấn cao 1,6 mét. Các pho tượng Hộ pháp ở Tiền đường cao 2,8 mét, chất liệu tượng đều là đất phủ sơn. Ở tiền đường còn có tượng Bát Bộ Kim Cương.
Tại tòa Thiêu hương, Thượng điện đều thờ phụng các tượng để phù hộ cho mọi người được yên ấm. Ngoài hành lang hậu cũng thờ 18 vị La Hán. Ở Hậu đường và Tổ đường cũng đều có các pho tượng. Tín ngưỡng thờ cúng ở chùa Dâu được bảo tồn và giữ gìn nguyên vẹn. Các tín ngưỡng này thể hiện các nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam.
Lễ hội chùa Dâu vào thời gian nào?
Ngày 8 tháng 4 Âm lịch hàng năm diễn ra lễ hội tại nơi đây. Vào dịp này với không khí náo nức tưng bừng, du khách đến đây sẽ vãn cảnh và tham gia các lễ hội. Người dân nơi đây cầu mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa,… Bên cạnh phần lễ trang nghiêm thì phần hội cũng hết sức sôi động. Với các trò chơi dân gian, diễn xướng dân gian sẽ khiến cho du khách thích thú. Hơn nữa tại đây còn có trò chơi “cướp nước” rất đặc sắc.
Chùa Dâu là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống và tín ngưỡng thờ cúng. Mặc dù trải qua gần 2000 năm thăng trầm, chùa Dâu vẫn giữ trong mình nét đẹp vốn có. Giữ trong mình giá trị văn hóa mà hiếm nơi nào có được. Hãy đến đây và cảm nhận các nét đẹp ấy bạn nhé!