1. Giới thiệu về Bắc Kạn
1.1. Vị trí địa lý
Nếu bạn đang thắc mắc Bắc Kạn ở miền nào thì đáp án là khu vực Đông Bắc Bộ. Địa phương này nam cách thủ đô Hà Nội khoảng 162km về phía Đông Bắc, tiếp giáp với 4 tỉnh khác gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Bắc Kạn là một vùng đất có lịch sử lâu đời gắn liền với nhà nước Văn Lang. Trải qua hàng nghìn năm, đến thời nhà Nguyễn địa phương này nằm trong tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1900, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương cho tách tỉnh Bắc Kạn từ tỉnh Thái Nguyên cũ. Đến 1965, Bắc Kạn lại được hợp nhất với Thái Nguyên để thành tỉnh mới với tên gọi tỉnh Bắc Thái.
Sau khi thống nhất đất nước, đến năm 1996 tỉnh Bắc Kạn được tái thành lập có được giữ nguyên cho tới tận hôm nay.
1.3. Giải thích tên gọi
Theo như ghi chép từ các tài liệu lịch sử, tên gọi Bắc Kạn xuất hiện lần đầu tiên dưới thời vua Khải Định với danh xưng “Bắc Cản” được khắc trên một tấm bia đá cạnh hồ Ba Bể. Ý nghĩa của nó mang hàm ý “vật cản phương Bắc”.
Theo phương ngữ địa phương, dấu sắc có xu hướng được đọc thành dấu nặng cho nên dần cái tên Bắc Cản chuyển thành Bắc Cạn.
Xét theo cách viết chữ Quốc ngữ của người Việt đầu thế kỷ 20 thì chữ C được viết thành chữ K nên Bắc Cạn lại được ghi thành Bắc Kạn và tồn tại từ đó cho đến tận ngày hôm nay.
2. Khí hậu Bắc Kạn
Nằm trong khu vực Đông Bắc Bộ, địa hình khá cao với các cánh cung núi mở rộng về hướng Bắc nên địa phương này mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và có mùa đông lạnh.
Thực tế, khí hậu Bắc Kạn phân hóa thành mùa mưa (tháng 5 – tháng 10) và mùa khô (tháng 11 – tháng 4 năm sau) với nền nhiệt trung bình từ 20 – 22 độ C.
Những tháng hè nhiệt độ khá cao nhưng không oi bức như dưới đồng bằng. Ngược lại, vào cuối năm, vùng đất này chịu sự chi phối của gió mùa Đông Bắc khiến nhiệt độ giảm sâu, cái lạnh như cắt da, cắt thịt.
3. Con người ở Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh có dân số thấp nhất cả nước, với hơn 80% dân cư là người đồng bào dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Sán Chay,…).
Con người nơi đây không cầu kỳ, hào nhoáng mà toát lên vẻ chân chất, thật thà, hiếu khách. Cuộc sống gắn bó với núi rừng, đồng ruộng đã hun đúc nên tính cách chăm chỉ, sự quật cường đi lên từ những khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
4. Văn hóa Bắc Kạn
Là địa bàn cư trú của 7 dân tộc anh em nên Bắc Kạn có nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa gắn liền với hoạt động canh tác đất nông – lâm nghiệp và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Mỗi dân tộc lại có những nét riêng trong văn hóa, không bị trộn lẫn. Du khách đến với mảnh đất này sẽ có dịp được hòa mình vào các lễ hội truyền thống, khám phá nét độc đáo trong phong tục – tập quán của người dân Bắc Kạn.
5. Hướng dẫn đường đến Bắc Kạn
Cách Hà Nội khoảng hơn 160km, để đến Bắc Kạn du lịch, khách có thể chọn đi bằng xe khách, hoặc chủ động hơn với xe ô tô và xe máy. Mỗi ngày có nhiều chuyến xe khách, xe limousine khai thác chuyến Hà Nội – Bắc Kạn mà bạn có thể tham khảo qua như Thiện Vân Limousine, Thuận An Travel,…
Mức giá vé xe khách cho chặng hành trình này dao động từ 120.000 – 150.000 VNĐ/vé với xe giường nằm và 200.000 – 240.000 VNĐ/vé với xe limousine cao cấp.
Với những khách du lịch muốn chủ động hơn trong việc di chuyển có thể chọn đi bằng ô tô riêng hoặc xe máy. Xuất phát từ Hà Nội bạn có thể chọn đi theo cung đường Quốc lộ 3 qua Thái Nguyên để đến Bắc Kạn.
6. Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Kạn
6.1. Vườn quốc gia Ba Bể
Nhắc đến những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Bắc Kạn thì không thể bỏ qua địa danh Vườn quốc gia Ba Bể. Khu rừng được công nhận là Vườn di sản ASEAN vào năm 2004 với hệ sinh thái độc đáo khi sở hữu nhiều loài động – thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ.
Địa chỉ: xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể
6.2. Hồ Ba Bể
Nằm ở trung tâm vườn quốc gia, Hồ Ba Bể là danh thắng mà bất cứ du khách nào đến Bắc Kạn cũng mong muốn khám phá. Đây là hồ tự nhiên lớn nhất ở Việt Nam và được ưu ái gọi với cái tên là “Vịnh Hạ Long trên cạn”.
Vùng quanh hồ có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những ngọn núi, hang động đá vôi và rừng nguyên sinh xanh tốt. Ngoài ra, còn có những bản làng yên bình là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số.
Địa chỉ: xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể
6.3. Thác Đầu Đẳng
Được hình thành từ một đoạn của dòng sông Năng, Thác Đầu Đẳng là điểm check – in kỳ thú mà du khách không nên bỏ lỡ trong hành trình khám phá. Giữa rừng già, con thác hùng vĩ, đổ từ trên cao xuống qua những thềm đá tạo nên âm thanh rì rầm vui tai.
Địa chỉ: xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể
6.4. Động Nàng Tiên
Với vẻ đẹp huyền ảo, lung linh, Động Nàng Tiên là danh thắng được nhiều khách du lịch bỏ túi trong chuyến khám phá Bắc Kạn. Quá trình cacxtơ hóa đã tạo nên hang động khá sâu với nhiều thạch nhũ hình thù độc đáo khiến du khách không khỏi ngẩn ngơ.
Địa chỉ: xã Lương Hạ, huyện Na Rì
6.5. Bản Pác Ngòi
Là một trong những bản làng của người Tày quanh Hồ Ba Bể, Pác Ngòi là điểm du lịch cộng đồng có tiếng nhiều năm trở lại đây. Bản làng bình yên giữa bốn bề thiên nhiên hoang sơ với những nếp nhà gỗ đơn sơ, mộc mạc.
Đến với bản Pác Ngòi, bạn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa truyền thống của người Tày, bao gồm lễ hội, âm nhạc ẩm thực và nghề dệt thổ cẩm, thêu thùa đặc sắc.
Địa chỉ: xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể
7. Đặc sản nổi tiếng của vùng đất Bắc Kạn
7.1. Cá nướng Ba Bể
Du lịch Bắc Kạn, bạn nhất định phải dành thời gian thưởng thức qua món cá suối nướng Ba Bể có 1-0-2. Những con cá sống trong hồ có kích thước nhỏ, thịt săn chắc được làm sạch và kẹ vào những thanh tre rồi đem đi nướng trên than hồng. Khi ăn thì chấm kèm với chẩm chéo thơm lừng, vị đậm đặc trưng.
Địa chỉ: Bản Pác Ngòi, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể
7.2. Tôm chua Ba Bể
Tôm chua Ba Bể cũng là một món ăn ngon, mang cái hồn của ẩm thực địa phương mà bạn có thể thưởng thức. Tôm hồ, tôm sông được đem đi ngâm chua cho màu đỏ cam bắt mắt, vị chua mặn hài hà ăn kèm với cơm nóng, rau sống thì ngon phải biết.
Địa chỉ: Chợ phiên Khang Ninh, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể
7.3. Thịt treo gác bếp
Nếu bạn đang tìm một món đặc sản Bắc Kạn để làm quà tặng thì có thể tham khảo thịt treo gác bếp. Thịt bò, trâu hay lợn mán được cắt thành miếng rồi đem tẩm ướp gia vị đặc trưng và treo trên gác bếp để hun nóng.
Khi ăn thì chỉ cần xé nhỏ rồi chấm cùng chẩm chéo để cảm nhận hết cái vị dai ngọt của thịt và cay nồng của hạt dổi, mắc khén hòa quyện bên trong khoang miệng.
Địa chỉ: HTX Hồng Trà, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn
10. Nét đặc sắc ở Bắc Kạn
Những nét đặc sắc của du lịch Bắc Kạn mà bạn không nên bỏ lỡ trong chuyến đi của gồm có:
- Vi vu Hồ Ba Bể.
- Thưởng thức ẩm thực địa phương đặc sắc.
- Kham há văn hóa của các tộc người Tày, Nùng, Dao,..
Bài viết đã cùng bạn tìm hiểu những thông tin bổ ích về vùng đất Bắc Kạn. Với những điều bí ẩn về văn hóa, thiên nhiên, con người, đây chắc chắn sẽ là điểm đến hấp dẫn đang chờ bạn đến khám phá. Còn chần chờ gì mà không lên đường và tận hưởng những điều thú vị ngay thôi nào.
Theo Ticotravel.com.vn