Chùa Bích Động nằm giữa lòng di sản thế giới Tràng An, đẹp tựa “chốn bồng lai tiên cảnh” khiến bất cứ ai cũng phải “mê đắm”. Cùng ghé thăm điểm du lịch hấp dẫn này bạn nhé!
Chùa Bích Động nằm ở đâu?
Chùa Bích Động Ninh Bình được biết tới là cổ tự đây linh thiêng nằm giữa lòng di sản thế giới Tràng An. Người ta còn gọi chùa với tên gọi đầy mỹ miều khác là Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng.
Ngôi chùa bằng đá đẹp như viên ngọc quý được mệnh danh là động đẹp thứ hai đất Việt. Nằm trên núi Ngũ Nhạc Sơn, chùa Bích Động thuộc địa phận xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình. Rất nhiều du khách đến với Tràng An Ninh Bình để ngắm cảnh và lễ bái cũng như cầu may tại cổ tự linh thiêng này.
Phương tiện – hành trình di chuyển ghé thăm Chùa Bích Động
Xuất phát từ Hà Nội, hành khách có thể di chuyển bằng xe khách, tàu hỏa khá thuận tiện. Bạn cũng có thể sử dụng phương tiện cá nhân: xe máy, ô tô.
Nếu bạn di chuyển bằng xe khách, mức chi phí khá rẻ. Chùa Bích Động nằm tại khu di sản Tràng An, Ninh Bình. Bạn có thể bắt xe khách tới Ninh Bình sau đó di chuyển tới Chùa Bích Động. Ninh Bình chỉ cách Hà Nội khoảng 100km thôi, không quá xa đâu bạn nhé!.
Nếu di chuyển bằng tàu hỏa, có các chuyến tàu đến Ninh Bình: SE1 (xuất phát 19h30), SE3 (xuất phát 22h), SE5 (xuất phát 9h), SE7 (xuất phát 6h), SE19 (xuất phát 20h05)
Xuất phát từ Sài Gòn, hành khách nên sử dụng máy bay, tàu hỏa để tiết kiệm thời gian và hành trình tới Chùa Bích Động trở nên thuận lợi hơn.
Nếu di chuyển bàng tàu hỏa, chuyến tàu SE8 lúc 6h từ ga Sài Gòn đi Ninh Bình là thích hợp nhất. Vì hầu hết những chuyến tàu khác đều xuất phát khá muộn.
Nếu sử dụng máy bay, hành khách sẽ bay ra Hà Nội. Sau đó di chuyển bằng xe khách, ô tô hay xe máy tới Ninh Bình – Tràng An – Chùa Bích Động.
Chùa Bích Động có gì hấp dẫn khách du lịch đến vậy?
Lịch sử lâu đời của cổ tự Bích Động
Theo tích xưa, khoảng năm 1705, vào đời vua Lê Dụ Tông, hai vị hòa thượng với pháp danh Trí Kiên và Trí Thể gặp nhau kết nghĩa anh em. Trí Kiên ở Vọng Doanh, còn Trí Thể là người Đông Xuyên, Nghĩa Hưng, Nam Định. Hai nhà sư có cùng chí hướng muốn truyền bá đạo Phật và xây dựng thêm những ngôi chùa ở khắp nơi.
Cho tới khi đến Ninh Bình, thấy núi Bích Động có địa thế tuyệt đẹp và có chùa cũ sẵn. Hai vị sư quyết định dùng lại và sửa sang ngôi chùa cũ. Sau đó họ đi xin quyên góp và xây dựng thành ba ngôi cổ tự Hạ, Trung, Thượng để tu hành.
Vào năm 1707, hai nhà sư đã cho đúc một quả chuông khổng lồ, vẫn đang treo ở di tích Động Tối Tràng An. Năm 1709, vào khoảng thời điểm tháng 8 âm lịch, họ đã cho làm bài minh bia Chùa Bích Động Ninh Bình được viết bằng Hán tự. Cái tên Chùa Bích Động được Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm sau một lần ghé thăm đặt cho. Bích Động hay còn mang ý nghĩa là “động xanh”
Kiến trúc độc đáo thu hút
Nơi đây có kiến trúc giống với những cổ tự khác nhưng độc đáo hơn cả nằm ở lối xây dựng chùa. Chùa được xây theo kiểu chữ “tam” (theo hán tự). Với ba tòa không được xây liền nhau, bậc tam cấp chạy dọc theo sườn núi. Chùa xây dựa vào thế núi, từ thấp lên cao với ba cổ tự riêng biệt: Hạ, Trung, Thượng.
Cầu đá dẫn vào chùa
Để vào chùa Bích Động, bạn phải đi qua một chiếc cầu đá dẫn vào cổng Tam Quan. Cây cầu này được xây dựng lên bằng cách ghép những phiến đá xanh vào nhau. Trụ cầu có 4 nhịp, chạm trổ với họa tiết đầu rồng vô cùng tinh tế.
Chùa Hạ
Chùa Hạ tọa lạc tại phía chân núi, với 5 gian và xây trên kè đá có nền cao. Chùa thờ phật bên trong vô cùng linh thiêng. Với xung quanh là rất nhiều bảo tháp. Chùa được xây theo kiểu chữ “Đinh” với những cột gỗ lim và cột đá khổng lồ. Mái chùa có hai tầng uốn cong. Chùa Hạ có tất cả 8 mái, có thêm hiên chùa. Nếu bạn nhìn từ phía trước, sẽ thấy giống như chùa có 3 tầng mái.
Muốn vào được tiền đường bạn phải đi qua bậc cửa gỗ. Du khách sẽ ngỡ ngàng bởi bức đại tự chữ Hán “Mạo cổ thần thanh” với ý nghĩa là ngôi cổ tự này có dáng dấp vô cùng linh thiêng. Thượng điện là nơi thờ phật, bệ từ trên cao xuống thấp. Được đặt tượng phật cùng đinh hương và rất nhiều đồ thờ.
Chùa Trung
Chùa Trung nằm ở tay phải của Chùa Hạ. Vách đã chùa Trung hõm vào và cao rộng như miệng rồng. Mái đá trên sườn núi che rợp cả một khoảng sân chùa. Mái chùa Trung ó bức đại tự bằng đá chạm khắc theo lối chữ Hán ghi tên “Bích Động”. Cạnh chữ “Bích Động” là chữ “Nhật Nam nguyên chủ bút”. Ý nói chúa Trịnh Sâm đã đặt tên cho chùa là Bích Động. Bên cạnh đó còn có chữ “Nguyễn Nghiễm phụ đề”.
Đừng quên ghé thăm Động Tối nữa bạn nhé, chỉ cần bước lên khoảng 21 bậc đá là bạn đã có thể tới với Động Tối. Nơi đây trước kia người ta gọi là Hang Chùa vì trong hàng thờ phật. Trên cửa động được cheo chiếc chuông vô cùng lớn được hai nhà sư Trí Kiên và Trí Thể đúc năm 1707.
Động Tối có điện thắp sáng, không gian khá dài và rộng. Phía bên trong có bức tranh hoành tráng chạm nổi bằng đá hình những tiểu đồng, tiên cô,…đồ sộ và hoành tráng. Cửa Động còn có tượng Phật A Di Đà, Bồ Tát, Quan Âm Thị Kính vô cùng hấp dẫn.
Chùa Thượng
Để lên được Chùa Thượng, bạn phải leo khoảng 40 bậc đá men theo sườn núi. Bạn sẽ gặp một ngôi chùa nhỏ, dáng vẻ linh thiêng, nằm cao hơn so với sân gạch. Chùa có cột, vỉ và kèo bằng gỗ lim, mái chùa cong như hình chim phượng. Chùa Thượng có hai gian. Gian ngoài là tiền đường với bàn thớ đá vô cùng to. Gian trong có tượng Phật Ba Quan Âm. Chùa Thượng nằm ở vị trí gần đỉnh núi Bích Động.
Phía hai bên chùa là hai miếu thờ lớn. Hai miếu này thờ Sơn Thần và Thổ Địa. Đặc biệt, nếu phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ nhìn thấy 5 ngọn núi có dáng hình giống như 5 cánh sen. 5 ngọn núi này được gọi là Ngũ Nhạc Sơn, mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc với chốn cảnh phật.
Ghé thăm chùa Bích Động Ninh Bình, du khách đừng quên khám phá những điểm du lịch hấp dẫn khác cùng Poliva nhé!
Thưởng thức ẩm thực độc đáo của Ninh Bình
Ghé thăm chùa Bích Động Ninh Bình, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn độc đáo của nơi đây.
Bạn có thể thưởng thức cơm cháy Ninh Bình, thịt dê núi, bún mọc Kim Sơn hay rượu cần Nho Quan, xôi trứng kiến,…
Mỗi một món ăn ở nơi đây đều mang theo cái tình, cái riêng và hương vị độc lạ khó quên với bất cứ ai lần đầu thưởng thức. Hành trình khám phá Chùa Bích Động Ninh Bình của bạn sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn và thú vị đấy nhé!