Ghé làng nghề chạm bạc Đồng Xâm khám phá nghề cổ xứ Việt
admin | Đăng lúc 12:53 - 17/03/2022

Đất nước Việt Nam ta là đất nước với bề dày văn hóa lịch sử từ những phẩm chất tốt đẹp của con người, những giá trị văn hóa vật thể đến những giá trị văn hóa phi vật thể được gìn giữ và phát triển qua hàng nghìn năm. Những giá trị là niềm tự hào của mỗi người dân Việt khi giới thiệu với bạn bè quốc tế năm châu. Đặc biệt, khi ngắm nhìn những bức tranh được chạm khắc tinh xảo từ những bàn tay khéo léo, ta không thể không nhắc đến làng nghề chạm bạc Đồng Xâm

 

Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm ở đâu?

Nhắc đến nghề chạm bạc, khắp đất Bắc nổi tiếng với ba làng nghề là phố nghề Hàng Bạc, làng Định Công – Hà Nội và cả làng nghề Đồng Xâm của vùng đất Thái Bình. Đặt dấu chân lên vùng đất này, điều ấn tượng thu hút đầu tiên là âm thanh vang vẳng của tiếng búa, tiếng đục, đẽo của người thợ.

Làng nghề thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương cách thành phố Thái Bình chừng 20km về phía Đông. Ngôi làng duyên dáng nép mình hữu ngạn bên dòng Đồng Giang hiền hòa. Từ Hà Nội, bạn chỉ mất tầm 45 phút chạy xe hoặc di chuyển bằng ô tô đến thành phố Thái Bình rồi di chuyển đến Kiến Xương bằng xe buýt.

Khám phá lịch sử lâu đời làng nghề Đồng Xâm

Theo sử sách lưu truyền, vị sư tổ của làng nghề là nghệ nhân Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề chạm bạc ở Châu Bảo Long. Vào khoảng năm thứ mười dưới triều vua Chính Hòa, cụ đã tới Đồng Xâm để truyền nghề cho dân, lập nên phường Phúc Lộc. Ban đầu, chỉ có mấy người được sư tổ truyền nghề, sau đó người trong làng hướng dẫn, dạy cho nhau. Vì vậy, làng nghề đã tồn tại và phát triển qua gần bốn thế kỷ với số lượng thợ chạm bạc ngày càng nhiều.

đền thờ sư tổ làng nghề
Đền thờ tưởng nhớ công lao của sư tổ Nguyễn Kim Lâu

Xuất phát điểm, làng chủ yếu làm việc sửa chữa khóa, gò thùng chậu, hàn đồng… sau mới chuyển sang về kim hoàn, chuyên sâu về chạm bạc. Ngày nay, đến với ngôi làng, ta sẽ thấy ngay một am thờ và văn bia tổ nghề nằm giũa hồ nhằm tưởng nhớ sư tổ đã mang nghề đáng quý tới cho dân làng.

Quy trình chạm bạc Đồng Xuân

Những sản phẩm của hang chạm bạc Đồng Xâm khi chiêm ngưỡng mới thấy hết được sự tinh xảo, đẹp mắt trong từng chi tiết, kiểu dáng mềm mại lại tinh tế. Để làm nên sản phẩm mang đầy tính nghệ thuật như vậy, quá trình chạm bạc yêu cầu sự tỉ mỉ, khéo léo cũng đầy tập trung của người thợ chạm bạc.

Công đoạn đầu tiên của quá trình chạm bạc là ám. Đây chính là bước định hình hình dạng cho sản phẩm từ những miếng đồng thô kệch. Sau đó là công đoạn thúc để tạo nên những họa tiết đầu tiên cho sản phẩm. Các họa tiết khi khắc chìm chạm nào, lúc nhẹ nhàng, cầu kỳ, đơn giản nhưng rất cầu kỳ. Tiếp đó, sản phẩm được mang đi nướng rồi dùng bễ xì lửa để tách khỏi khuôn. Người thợ bắt đầu chạm nổi, tập trung làm cho những chi tiết trở nên sắc nét.

quy trình chạm bạc Đồng Xâm
Sự công phu, tỉ mỉ của người thợ chạm bạc

Xong bước này, đồ vật tiếp tục được nướng lần nữa tới khi bề mặt nhẵn thì mới thực hiện bước cuối cùng là mạ bạc tạo sự lấp lánh, bắt mắt. Mỗi sản phẩm là kết tinh của cả kỹ thuật và cái tâm của người nghệ nhân. Tồn tại nhiều hàng chạm bạc nhưng hàng chạm bạc Ðồng Xâm có nét riêng và nổi trội so với hàng bạc của các nơi khác ở các kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm, ở các đồ án trang trí tinh vi mà cân đối, lộng lẫy, nổi rõ chủ đề chính, ở thủ pháp xử lý sáng – tối nhờ tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc.

 Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm Thái Bình có sản phẩm gì?

Trải qua cũng gần bốn thế kỷ, làng nghề Đồng Xâm có giai đoạn phát triển rất thịnh vượng nhưng không tránh khỏi việc trải qua khủng hoảng, sóng gió tưởng chừng nét nghề này sẽ bị lãng quên, mai một. Nhưng với tâm huyết, sự thay đổi phù hợp, nét độc đáo riêng của những sản phẩm mà hiện này làng nghề vẫn phát triển với hơn 150 tổ, hộ làm nghề. Vinh dự hơn nữa, làng nghề còn được Trung ương hội Làng nghề Việt Nam công nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu toàn quốc

sản phẩm làng nghề Đồng Xâm
Nét mềm mại, tinh tế trong từng chi tiết
 
 
Không chỉ chạm bạc, nơi đây còn chạm cả đồng
Không chỉ chạm bạc, nơi đây còn chạm cả đồng

Sản phẩm của Đồng Xâm không khó bắt gặp. Ngay trong gia đình chúng ta, đó là đồ thờ cúng, mỹ nghệ và đồ trang sức. Đồ trang sức đa dạng từ dây chuyền, nhẫn, hoa tai, lắc, vòng,  đến trâm, khánh, thánh giá… bằng bạc. Đồ thờ cúng từ các loại đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, chân đèn, ngai, mũ thờ, long lân quy phụng, hộp bánh thánh…rất được ưa chuộng trong các gia đình Việt. Làng nghề Đông Xâm nổi danh khắp nổi, đặc biệt được dành tình cảm bởi những người trung tuổi mang hoài niệm.

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll