Bạn là người yêu thích những chuyến du lịch, muốn được lắng nghe nhiều câu chuyện tâm linh ở các địa danh thú vị. Vậy thì không thể quên ghé đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình, một kiến trúc chứa đựng nhiều sự tích kỳ bí. Hãy cùng khám phá xem nơi này có gì nhé!
Đôi nét về đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Quảng Bình
Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh nằm ở đèo Ngang thuộc cụm di tích đèo Ngang. Đây là cụm danh thắng đang tiềm ẩn nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội và du lịch Quảng Bình.
Nếu xuất phát từ trung tâm Đồng Hới, bạn di chuyển trên trục quốc lộ 1A theo hướng Bắc khoảng 65km là sẽ đền thờ Liễu Hạnh công chúa. Đền toạ lạc ở xã Quảng Đông, H. Quảng Trạch, Quảng Bình. Đây được xem là nơi thờ một trong tứ bất tử theo tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.
Thường vào những ngày đầu năm mới, dòng người đến đền thờ Mẫu Liễu Hạnh sẽ đông đúc hơn. Du khách sẽ đến đền để cầu an, cầu may, cầu sức khoẻ và mong ước một năm mới mọi sự hanh thông.
Sự tích về Thánh mẫu Liễu Hạnh
Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình vừa là hình mẫu tiêu biểu cho hình tượng Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tâm linh vừa có sự tích riêng. Đền thờ gắn liền với sự tích về công chúa Liễu Hạnh nổi tiếng trong dân gian.
Theo truyền thuyết kể lại, Ngọc Hoàng có người con gái tên Liễu Hạnh sở hữu tính cách bướng bỉnh, không chịu nghe lời nhưng lại rất khuôn phép. Trong một lần cô mắc lỗi, Ngọc Hoàng đã tận dụng cơ hội này để dạy bảo nàng. Công chúa đã bị đày xuống trần gian trong thời hạn 3 năm. Sau khi xuống dưới, công chúa Liễu Hạnh trở thành một cô nương xinh đẹp động lòng người và mở cho mình một hàng quán ngay dưới chân đèo Ngang. Quán của nàng luôn tấp nập khách ra vào. Tuy vậy tính cách ương bướng của nàng khi xuống trần gian vẫn không chịu thay đổi.
Tiếng xấu của công chúa đã được truyền đến tai của hoàng tử triều Lê nhưng chàng đã giấu nhẹm chuyện này với cha là vua Lý Thái Tử rồi trốn khỏi cung. Sau đó chàng đã cải trang thành một người quý tộc theo đoàn thị vệ đến quán ăn của Liễu Hạnh. Hoàng tử liên tục đến để ăn uống từ sáng đến tối và ngỏ lời muốn được nghỉ ngơi ngay ở quán. Dưới ánh trăng sáng cùng cơn gió mát của mùa hè, công chúa và hoàng tử đã cùng ngồi lại với nhau để trò chuyện. Trong lúc trò chuyện chàng đã có hành động lả lơi khiến cho Liễu Hạnh hoảng hốt chạy ngay vào trong buồng. Trong người đang có hơi men nên chàng đã chạy theo nàng vào buồng. Tuy nhiên công chúa đã nhanh chóng lên núi để bắt khỉ đem về và biến thành một cô nương xinh đẹp. Khi vào trong, hoàng tử không thấy Liễu Hạnh đâu mà chỉ thấy một cô gái xinh đẹp dịu dàng liền giở trò. Chỉ trong chốc lát chàng hét toáng lên khiến đám thị vệ tỉnh giấc. Trên tay hắn lúc này là một con khỉ chứ không phải là một cô nương nõn nà nữa, con khỉ sau đó lại biến thành một con rắn. Hoàng tử sợ hãi nằm xuống sàn run bần bật, mặt cắt không còn giọt máu. Chàng đã kêu gọi nhiều vị thần y chữa trị nhưng tất cả đều bó tay. Trong cung rối loạn và có một người nói là vào xứ thanh xin bùa ở tám vị Kim Cang thì may mắn mới khỏi.
Hoàng tử sau khi bệnh tình đã thuyên giảm thì đã đi tạ tội với vua cha. Sau khi tìm hiểu thì vua đã biết được đích danh cô gái. Nhà vua ra lệnh cho các pháp sư đến bắt công chúa Liễu Hạnh nhưng đều không thể làm gì nàng. Vua đã đến cầu cứu 8 vị Kim Cang. Cuộc chiến đấu giữa hai bên đã diễn ra suốt 3 ngày. Biết không làm gì được nên 8 vị Kim Cang lên trời để cầu xin Phật Bà. Nghe lời thỉnh cầu đó, Phật Bà đã cho họ một chiếc túi và cuối cùng Liễu Hạnh đã sa lưới. 8 vị Kim Cang mang túi về cho nhà vua và Liễu Hạnh chịu sự tra xét từ nhà Vua. Sau khi hỏi xong nhà Vua không nhưng tức giận mà còn rất mừng bởi biết đây chính là con gái của Ngọc Hoàng. Sau đó nhà Vua đã thưởng cho nàng nhiều đồ vật và khuyên bảo nàng đừng nên làm náo loạn dân chúng.
Kiến trúc ở Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh Quảng Bình
Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh nằm trên khoảng đất có diện tích là 335m2. Từ đường thiên lý Bắc - Nam di chuyển vào trong, du khách sẽ lần lượt đi qua cổng đền đến bức bình phong, cồng Tam quan rồi thấy hai trụ đầu lâu ngay trước điện thờ, đến đền Tiền rồi đền Hậu.
Xét tổng thể về kiến trúc của đền thì sẽ thấy đây là một đền thờ sở hữu quy mô khá nhỏ, nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu là gạch, đá, vôi nhưng lại mang đậm dấu ấn của phong cách Á Đông và lưu giữ được những bản sắc dân tộc. Điều đó được thể hiện rõ qua kết cấu của cổng tam quan được sắp xếp rất đối xứng, hài hoà cà cân đối. Sự đăng đối ở đây thể hiện sự ngay thẳng, trung chính biểu trưng cho ước mơ của người dân. Mặt khác chính lối kiến trúc này sẽ tạo nên tính thẩm mỹ cao.
Nhìn kỹ hơn du khách sẽ cảm nhận được sự tài ba về hội hoạ, kỹ thuật xây dựng và tài ghép sứ của những người Việt. Chủ đề trang trí thường gắn chặt với các quan niệm, ước mơ về những điều tốt đẹp trong xã hội phong kiến nói riêng và nền văn hoá nông nghiệp lúa nước của các nước phương Đông nói chung.
Các hình tượng tứ linh (long, lân, quy, phụng), tứ thủ (cầm, kỳ, thi, hoạ), tứ quý (tùng, cúc, mai, sen) và các biểu tượng mai hoá long, cúc hoá long, tùng hoá long. Tất cả đều được trang trí hợp lý với bố cục chung, từ đó làm nổi lên nét kiến trúc đặc sắc của ngôi đền.
Nếu có dịp đến tham quan Quảng Bình thì hãy bớt chút thời gian đến đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh về cầu bình an và lắng nghe những câu chuyện tâm linh huyền bí.
Theo luhanhvietnam.com.vn
Ảnh: Internet