Bắc Giang nơi ghi dấu của nhiều kiến trúc nổi tiếng như đình Thổ Hà, chùa Vĩnh Nghiêm… đây cũng là nơi lưu trữ nhiều kho báu quý giá của lịch sử dân tộc. Đến với thành cổ Xương Giang là chúng ta được chứng kiến nơi đổ máu của biết bao thế hệ cha ông ta để đổi lấy những chiến thắng lịch sử dân tộc và bảo vệ đất nước.
Lịch sử nổi tiếng của thành cổ Xương Giang
Nhắc đến nơi đây là nhắc đến những câu chuyện giao tranh của quân ta và quân Minh. Thành cổ Xương Giang nằm ở xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Ngôi thành cổ do quân Minh lựa chọn địa điểm và xây dựng vào thế kỉ XV tức năm 1407, Xương Giang cũng là tên do quân Minh đặt.
Thành được xây trên mặt đất bằng phẳng nhưng có vị trí hiểm yếu với kết nối với hệ thống sông Thương và đầm lầy bao quanh. Đặc biệt vùng này cũng giáp danh với Lạng Sơn thuận tiện cho quân địch kéo xuống từ phương Bắc và có đường khi rú lui…
Tường được xây toàn bộ bằng đất, do sự tác động của lịch sử và thời gian nên hiện nay các dấu tích còn lại chỉ còn hình dạng chữ nhật được bao quanh là nước. Chiều dài khoảng 600m theo hướng Đông Tây, chiều rộng kéo dài 450m theo hướng Bắc Nam, diện tích xung quanh 27ha, tường đắp đất cao dầy, bốn góc có pháo đài, hào rộng bao quanh, mở 4 cửa. Cửa chính của thành hướng về phía Tây.
Di tích ghi dấu chiến thắng quân Minh
Theo sử sách ghi lại nơi đây diễn ra nhiều trận chiến tiêu biểu của quân và dân Đại Việt do Lê Lợi lãnh đạo, đập tan 10 vạn quân xâm lược Minh trong gần 1 tháng tại địa bàn Lạng Sơn và Bắc Giang ngày nay. Trong đó có trận thắng tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn.
- Chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn dưới thời Lê Lợi do tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy, chiếm thành Xương Giang và phá tan đạo quân của Liễu Thăng, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử, lật đổ ách thống trị bạo tàn của nhà Minh kéo dài 20 năm và là chiến thắng quyết định cho nền độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ thứ XV.
- Trận công thành của nghĩa quân Lam Sơn ngày 28/9/1427 và trận diệt viện trợ oanh liệt ngày 3/11/1427. Cũng chính nơi này bắt được Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi.
Ngoài ra thành cổ Xương Giang còn được coi như trung tâm của chiến trận nhỏ to và chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng của quê hương đất nước, nhất là cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Hữu Cầu xảy ra vào nửa sau thế kỷ 18 được đánh giá là trận chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc…
Tháng Giêng nhớ về lễ hội Xương Giang
Để tưởng nhớ công lao của ông cha ta và cũng ôn lại kỷ niệm lịch sử chiến thắng hào hùng của nghĩa quân Lam Sơn tại thành Xương Giang đây cũng là chiến thắng quan trọng của miền biên ải Đông Bắc, quyết định cho nền độc lập dân tộc vào thế kỉ 15, được sử sách coi là trận quyết chiến, hàng năm tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ hội vào ngày 6 – 7 tháng Giêng âm lịch.
Người dân quanh vùng tập trung về tham dự lễ hội. Đặc biệt tại các đình, chùa, đền, miếu và nhà văn hoá đèn đuốc suốt đêm, khắp nơi khẩu hiệu băng rôn để cùng chiêng trống kéo về nơi khai hội. Lễ hội cũng đựng lại chiến thắng năm xưa và dâng hương tưởng nhớ nghĩa quân Lam Sơn.
Dù đã trải qua gần 600 năm, nhưng có lẽ dư âm của chiến thắng Xương Giang vẫn còn vang dội không khác gì thành cổ Quảng Trị vang danh. Nơi này cũng là nơi dăn dạy bao thế hệ trẻ phải biết gìn giữ và bảo vệ dân tộc, bảo vệ thành quả của ông cha ta từ nghàn đời xưa.
Du khách khi về thăm quan thành cổ Xương Giang sẽ được sống lại trong lịch sử hào hùng của dân tộc, cũng như được chứng kiến nhiều di tích của thành cổ còn xót lại đặc biệt là tấm đá bia xanh còn nguyên vẹn. Nơi đây mãi là niềm tự hào của người dân Bắc Giang nói riêng và cả dân tộc ta.