1. Đôi nét về khu di tích bãi cọc Bạch Đằng
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua biết bao nhiêu gian khó với những trận đánh cam go trước những kẻ địch hùng mạnh. Và chính tại dòng sông Bạch Đằng này đã chứng kiến ba trận chiến quân và dân ta đập tan quân xâm lược phương Bắc.
Đến nay, những tàn tích còn sót lại trên dòng sông vẫn còn. Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng qua hàng nghìn năm vẫn là một biểu tượng cho lòng dũng cảm và tinh thân chiến đấu mạnh mẽ của ông cha ta.
Trước khi được khai quật, bãi cọc nằm sâu dưới các lớp bùn đất do phù sa bồi đắp. Cho đến năm 1953, người dân đi đào đất, lấp đê mới phát hiện ra những cây cọc trồi lên. Hàng trăm chiếc cọc được làm từ gỗ lim, táu với chiều dài lên tới 2,8m được đóng trên sông. Hệ thống cọc được xây dựng với kỹ thuật tinh vi, nhằm mục đích ngăn chặn sự tiến công trực diện của giặc từ phía biển.
2. Khám phá hệ thống cọc tại khu di tích bãi cọc Bạch Đằng
2.1. Di tích bãi cọc Bạch Đằng tại Yên Giang
Di tích bãi cọc Yên Giang nằm gần cửa sông Chanh. Với diện tích khoảng gần 3000m2, bãi cọc được xây dựng theo hình chữ nhật. Đên nay, di tích bãi cọc Bạch Đằng tại Yên Giang còn hơn 300 cây nằm dưới lòng đất. Sau khi được phát hiện, khu di tích đã được bảo vệ, dựng bia đá giới thiệu và tôn tạo đường đi để du khách có thể tới tham quan.
Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng này được bố trí kỳ công và tài tình. Điều này cho thấy sự nhanh trí và mưu lược của ông cha ta trong việc đưa ra chiến lược đối phó với những kẻ địch mạnh.
2.2. Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng – đồng Vạn Muối
Bãi cọc đồng Vạn Muối nằm khá gần với di tích ở Yên Giang, với diện tích lớn hơn, lên đến 6000 m2. Di tích ở đồng Vạn Muối tọa lạc ở cửa sông Rút, được phát hiện trong khi người dân tạo tác đào ao. Lần khai quật đầu tiên vào năm 2005 và với các lần sau đó thì các nhà khảo cổ tìm thấy gần 200 cọc. Cọc ở khu vực này được vót từ nhiều loại gỗ và được cắm đứng và xiên. Phần đầu cọc được vạt nhọn khoảng 30cm và mật độ cọc được cắm khá dày.
Theo các nhà nghiên cứu, khu di tích bãi cọc Bạch Đằng ở đồng Vạn Muối là trận địa ở nửa phía Nam còn bãi cọc ở Yên Giang là trận địa nửa phía Bắc. Cả hai khu di tích bãi cọc Bạch Đằng này đã tạo thành tuyến phòng thủ hình chữ V nhằm ngăn đường rút lui của quân địch.
2.3. Di tích bãi cọc Bạch Đằng – đồng Má Ngựa
Đây là khu di tích bãi cọc Bạch Đằng thứ ba được khai quật vào năm 2010. Bãi cọc đồng Má Ngựa với diện tích là 2100m2, tạo thành lớp phòng thủ vững chắc. Tại đây, cọc được làm từ nhiều loại gỗ với đường kính lên đến 22 cm và được cắm dày đặc thành các dải.
Có thể thấy, cả ba bãi cọc tại các khu vực này được thiết kế phức tạp và bố trí kín đáo dưới mặt nước, khóa chặt đường lui của thủy quân tẩu thoát ra biển. Nhờ đó quân và dân ta đã tiêu diệt được 600 chiến thuyền và bắt sống 4 vạn binh của quân Nguyên – Mông trong lần thứ 3 bị xâm lược vào năm 1288. Với những giá trị về mặt lịch sử to lớn, khu di tích bãi cọc Bạch Đằng đã được nhà nước xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012.
3. Địa chỉ và cách thức di chuyển đến di tích bãi cọc Bạch Đằng
3.1. Địa chỉ khu di tích
- Địa chỉ: thị xã Quảng Yên, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh
Với vị trí địa lý thuận tiện, cách trung tâm Hạ Long chừng 30km và Hà Nội khoảng 130km, việc di chuyển đến khu di tích bãi cọc Bạch Đằng không quá khó khăn và tốn quá nhiều thời gian của du khách.
3.2. Cách thức di chuyển đến di tích bãi cọc Bạch Đằng
Với hệ thống giao thông phát triển, du khách có thể lựa chọn cho mình nhiều phương tiện khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí và nhu cầu để du khách di chuyển thuận tiện nhất đến khu di tích bãi cọc Bạch Đằng.
- Phương tiện cá nhân: Khuyến khích du khách sử dụng xe cá nhân để di chuyển nếu khoảng cách không quá xa khu di tích bãi cọc Bạch Đằng. Điều này sẽ giúp du khách chủ động về mọi mặt trong suốt chuyến đi. Chỉ mất khoảng một thời gian ngắn là du khách đã đặt chân tới điểm đến. Tuy nhiên, du khách cũng nên chú ý thêm về mặt sức khỏe khi phải lái xe đường dài.
- Xe khách: Ngày nay không thiếu những chuyến xe di chuyển liên tỉnh đưa đón khách du lịch. Nếu bạn bắt xe ở bến Giáp Bát – Nước Ngầm hoặc bến Mỹ Đình thì sẽ mất khoảng giờ đồng hồ để đến được di tích bãi cọc Bạch Đằng. Vé xe cho mỗi một lượt đi là khoảng 250.000 đồng. Bạn có thể tham khảo một số nhà xe uy tín như xe Phú Bình, xe Kết Đoàn Hùng Đức...
4. Những địa điểm tham quan đẹp ở Quảng Yên
4.1. Thác Mơ
Một trong những địa điểm tham quan được các bạn trẻ săn đón gần đây là Thác Mơ Quảng Yên. Do dòng thác được bắt nguồn từ suối Mơ nên người dân ở đây gọi với cái tên là thác Mơ. Với những du khách yêu thiên nhiên, cây cỏ hoa lá thì thác Mơ chắc chắn là địa điểm siêu phù hợp.
Bạn không chỉ có cơ hội ngắm nhìn dòng nước trong vắt, hít thở không khí trong lành mà đến đây bạn còn có thể tham gia nhiều hoạt động khác. Chẳng hạn như: cắm trại, tổ chức picnic hoặc đơn giản là ngồi yên ngắm nhìn cảnh đẹp. Đây chắc hẳn là khoảnh khắc hiếm có giữa cuộc sống xô bồ như hiện nay.
5.2. Chợ Rừng
Với những ai đam mê ẩm thực địa phương cùng những món đặc sản ngon quên lối về thì nhất định phải ghé Chợ Rừng. Đây là khu mua bán sầm uất nhất ở khu vực Quảng Yên. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về ẩm thực nơi đây thì chợ Rừng sẽ là địa điểm đáng để bạn khám phá đó nha.
Chợ có nguồn hải sản dồi dào cùng các món ăn bình dân vừa ngon vừa rẻ. Khu chợ cùng khá gần với khu di tích bãi cọc Bạch Đằng nên khá thuận tiện để du khách ghé qua đây.
Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng mang nhiều ý nghĩa và giá trị lớn về mặt lịch sử dân tộc. Hy vọng rằng với những chia sẻ hữu ích trên, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích về khu di tích. Chúc bạn sẽ có một chuyến tham quan đến di tích bãi cọc Bạch Đằng một cách thuận lợi và đáng nhớ nhất.
Theo Ticotravel.com.vn