Đền Đồng Bằng: Ngôi đền cổ xứng danh di sản văn hóa Việt
admin | Đăng lúc 10:42 - 28/02/2022

Đi đền, chùa là một trong những tín ngưỡng tâm linh mang giá trị cốt lõi của người Việt. Không chỉ riêng mùa lễ hội, đền Đồng Bằng quanh năm hương khói nghi ngút, tấp nập người tới. Đến đây ghé thăm, tôi mới hiểu vì sao ngôi đền lại cuốn hút đến vậy. Từ nét cổ xưa của đền, những câu chuyện li kỳ đến nét độc đáo riêng trong mùa lễ hội sẽ khiến bạn không khỏi nhớ về.

 

Ngôi đền là nơi thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình (hay còn gọi là Vĩnh Công đại vương). Tương truyền, vào đời vua Hùng thứ 18 khi nhà nước bị xâm lăng, chỉ trong ba ngày ông đã đánh tan giặc trên tám cửa biển nước Nam. Vĩnh Công đại vương còn trở về, cũng nhân dân khai lập ra 8 trang Đào Động trong truyền thuyết xưa. Đến thế kỉ 13, nơi đây còn từng là phòng tuyến quân sự của nhà Trần.

Nơi thờ Vua Cha Bát Hải
Ngôi đền hương khói nghi ngút, thanh tịnh

Đền Đồng Bằng ở đâu?

Làng Đồng Bằng xưa là trang Đào Động, tọa lạc bên dòng sông cổ Mai Diêm, nay là xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ – tỉnh Thái Bình. Dưới thời Tiền Lê, đền được mở rộng và xếp vào “tứ cố cảnh”của nước Viêt. Trong tứ cố cảnh: Đào Động – Lộng Khê – Tê Đê – A Sao thì có lẽ Đào Động (đền Đồng Bằng) là xếp đầu các danh thắng.

Kiến trúc tinh xảo đền Đồng Bằng được kết tinh qua các thời

Đền được ví như một bảo tàng mĩ thuật bởi những nét điêu khắc gỗ hết sức cầu kỳ. Toàn bộ công trình được xây dựng của đền Đồng Bằng gồm có 13 toà, 66 gian, kết cấu theo kiểu “tiền nhị hậu đỉnh” nối tiếp khép kín rất nguy nga. Đền gồm 1 đền chính thờ Đức Vua và 5 đền khác là đền Sinh, quan Đệ Nhị, quan Đệ Tam, quan Điều, quan Đệ Bát.

Kiến trúc đền Đồng Bằng
Nét chạm khắc tinh xảo, cách bày biện cầu kỳ

Đến đây, ta thấy đậm nét kiến trúc truyền thống trong văn hoá làng xã Bắc Bộ nhưng thấp thoáng đâu đó kiến trúc Huế những năm đầu thế kỷ. Đó là nghệ thuật ghép gốm và mái tứ diện chồng diêm, âu cũng là sự giao thoa văn hoá. Chính sự kết hợp đã tạo nên nét đẹp độc đáo chỉ thuộc về nơi đây

Đi lễ đền Vua Cha Bát Hải

Đền Đồng Bằng là nơi thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công lớn trong việc bình thục giữ nước và chiêu dân lập ấp xây dựng giang sơn xã tắc từ buổi sơ khai. Từ xa xưa, lễ hội Đồng Bằng đã thu hút người dân khắp mọi miến về nơi đây. Trong dân gian, lễ hội gắn liền với câu hát trìu mến:

Dù ai buôn xa, bán xa

Hai mươi tháng tám giỗ cha thì về

Dù ai buôn bán tram nghề

Hai mươi tháng tám nhớ về Đào thôn

Lễ hội kéo dài từ ngày 20 đến 26 tháng 8 âm lịch, là một hội tứ phủ lớn trong vùng. Ngày 20 là ngày bắt đầu diễn ra nghi lễ. Đến ngày tiếp theo diễn ra lễ rước bài vị ra điình bơi vô cùng long trọng, thiêng liêng. Khi bài vị các thần đã dâng bày lên hương án, khói ngang nghi ngút, việc cúng lễ bắt đầu. Người ta tin rằng như vậy đức vua cha cùng các vị thần khác sẽ về ngự để xem làng đua thuyền.

Lễ hội đền Đồng Bằng
Hội đua thuyền diễn ra đầy sôi động, hào hứng

Sang ngày 23 bắt đầu diễn ra phần hội trong không khí sôi động, hứng khởi. Nhiều trò chơi đã trở thành truyền thống mỗi khi hội như hội bơi, múa lân, kéo co, cờ tướng. Hội bơi kéo dài tới tận ngày 25 với nhiều ứng viên mạnh tới khi tìm ra người chiến thích và trao giải.

Hội đền Đồng Bằng
Những câu hát cất lên nghe sao da diết

Không khí tại đình vào mùa lễ hội

Lễ hội nhộn nhịp, không khí nhộn nhịp kéo dài từ đền đến đình bơi. Tại đình, du khách không chỉ bái vọng mà còn được tham quan, chiêm ngưỡng nhiều đồ tế khí có giá trị, cùng các bài vị từ thời Nguyễn, thời Lê. Những công trình kiến trúc đồ gỗ độc đáo như: cuốn thư, hoành phi, câu đối, đại tự… từ thời Khải Định, Bảo Đại vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Tĩnh lại, ta như sống lại ngày xưa khi được xem những vở diễn lại tích xưa vua cha đánh giặc. Người đến lễ hội còn cơ hội đắm chìm trong những câu hát chầu văn da diết, tình cảm.

Niềm tự hào của làng
Niềm vinh dự cho lễ hội đền Đồng Bằng

Bởi nét phong tục đáng trân trọng này, lễ hội đền Đồng Bằng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Kinh nghiệm sắm lễ đi đền Đồng Bằng

Mọi người đến đây ai ai cũng thành tâm, cầu bình an, an lành. Nhiều du khách tới đây với mục đích tham quan, vãn cảnh nên không nhất thiết sắm lễ. Tuy nhiên, nếu quý khách muốn chuẩn bị, tôi xin gợi ý lễ đền cơ bản nhất.

Khi đi lễ đền, phủ, miếu ngoài hương hoa, trái cây và nến ta sẽ chuẩn bị thêm lễ mặn như giò, bánh chưng, gà… tùy vào kinh tế mỗi người. Thông thường, lễ chay được dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Lễ Mặn gồm gà, lợn, giò, chả… thì đặt bàn thờ Ngũ vị quan lớn. Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Đây là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll