Đền Cặp Tiên - Kinh nghiệm đi lễ chi tiết bạn nên biết
admin | Đăng lúc 8:51 - 08/08/2023

Du lịch Vân Đồn – Quảng Ninh, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của núi non, biển trời mà còn có dịp chiêm bái những ngôi đền cổ linh thiêng. Hôm nay, mời bạn cùng theo chân khám phá và bỏ túi kinh nghiệm đi lễ Đền Cặp Tiên – điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất ở Vân Đồn nhé!

1. Vài nét về Đền Cặp Tiên

Đền Cặp Tiên là một ngôi đền nổi tiếng và linh thiêng tại khu vực huyện Vân Đồn. Theo như lời kể của bà con trong vùng, đền thờ một vị tiểu thư, con của Trần Quốc Tảng nên còn được gọi với tên gọi khác là đền Đền Cô bé Cửa Suốt. Về sau, tới thời nhà Nguyễn, trong đền có thờ một vị quan chánh tổng nên ngôi đền còn có thêm cái tên khác là Đền Quan Chánh.

Ngôi đền có vị trí đẹp, khuôn viên thanh tịnh cùng lối kiến trúc truyền thống đặc sắc nằm trong quần thể di tích đền Cửa Ông. Năm 1989, Đền Cô bé Cửa Suốt đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử. Năm 2017, cụm di tích này đã được trao bằng công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

 

Du khách đến đây có cơ hội tham quan, vãng cảnh, đi lễ chùa, dâng hương, lễ vật và cầu may mắn, bình an. Đặc biệt, nếu có dịp ghé Đền Cô bé Cửa Suốt vào đầu xuân, năm mới, du khách còn được hòa mình vào không khí lễ hội truyền thống với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.

 2. Vị trí và hướng dẫn di chuyển đến Đền Cặp Tiên

2.1. Vị trí

Địa chỉ: Thôn Cặp Tiên, xã Đồng Lâm, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Đền Cặp Tiên nằm bên cạnh vịnh Bái Tử Long, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Vân Đồn. Ngôi đền cách thành phố Hạ Long khoảng 42,8km. Với vị trí đắc địa, tọa sơn hướng hải, ngôi đền đem đến cho du khách một tầm view tuyệt đẹp để thưởng ngoạn cảnh chùa.

2.2. Hướng dẫn di chuyển 

 

Để di chuyển đến viếng thăm Đền Cặp Tiên, du khách có thể chọn đi bằng các phương tiện như sau:

  • Xe khách: Từ Hà Nội, bạn đến bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát,…  và lên xe về bến xe khách Bãi Cháy. Sau đó bắt xe từ Móng Cái tới Vân Đồn và xuống xe để đi vào đền.
  • Ô tô: Bạn đi theo tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long. Sau đó, bạn rẽ qua nút giao Cẩm Phả và nhập vào QL18 theo hướng cầu Vân Đồn rồi đi đến vị trí ngôi đền.
  • Xe máy: Từ Hà Nội, bạn chạy xe theo hướng Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự rồi nhập vào cao tốc Hà Nội – Bắc Giang. Du khách rẽ phải đến Phả Lại và đi vào cao tốc Nội Bài – Hạ Long và tìm đường đến nút giao Cẩm Phả – QL18. Sau đó, bạn lái xe qua cầu Vân Đồn để về Đền Cặp Tiên.

3. Lịch sử hình thành và thần tích của Đền Cặp Tiên

Đền Cô bé Cửa Suốt được xây dựng từ xa xưa, hướng mặt ra biển. Tương truyền, người dân cho xây dựng ngôi đền để đẻ thờ tự vị tiểu thư con gái của Trần Quang Tảng (con trai thứ 3 của Hưng Đạo đại vương).

 

Đến thời nhà nguyễn có 1 vị quan chánh được người dân tôn thờ làm hậu thần. Ông là người đã có công trong việc trông coi, quản lý, chăm lo cuộc sống cho người dân trong vùng và cũng là người đã đứng ra kêu gọi đóng góp để sửa sang, trùng tu lại ngôi đền. Từ đây, người dân ở Đông Xá gọi Đền Cặp Tiên với 1 cái tên khác là Đền Quan Chánh.

Cái tên Cặp Tiên theo lời ghi chép, truyền miệng của người dân địa phương thì xưa kia vùng này phong cảnh sơn thủy hữu tình nên có 2 vị tiên ông thường tới đây đàm đạo, đánh cờ. Theo hầu 2 ông có 2 nàng tiên xinh đẹp tuyệt trần thường đến giếng nước trong vùng để lấy nước pha trà. Chính vì thế cái tên Cặp Tiên được ra đời và tồn tại cho đến ngày nay.

Trải qua thời gian và nhiều lần trùng tu, sửa chữa, ngôi đền cổ vẫn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc truyền thống và không gian thanh tịnh, linh thiêng. Hàng năm, nhất là vào dịp đầu xuân, năm mới, Đền Cặp Tiên lại thu hút hàng vạn lượt khách gần xa đến hành hương, chiêm bái.

4. Đền Cặp Tiên có gì hấp dẫn?

4.1. Khám phá kiến trúc đặc sắc của Đền Cặp Tiên

Đền Cặp Tiên bao gồm 3 khu vực chính: Đền chính, động Sơn Trang và giếng Tiên. Trong đó đền chính là công trình thờ tự với lối kiến trúc truyền thống đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

 

Ngôi đền nằm ngay dưới chân núi, hướng  mặt về phía Đông Bắc nhìn ra vịnh Bái Tử Long. Đền có tổng diện tích 102m2 và được xây dựng theo lối kiến trúc chữ Đinh bao gồm 2 khu bái đường và hậu cung. 

 

Vì kèo ở bái đường được dựng theo kiểu chồng rường con nhị, trên có treo các bức hoành phi. Phần cột cửa làm từ gỗ táu, treo các câu đối. Đền chính có 2 tầng và 8 mái, mái được lợp ngói mũi hài, ghép ngói lá đề uốn cong mềm mại.

Phần sân đền xây dựng phương đình, bên trong phương đình có đặt bát hương lớn bằng đồng để kháng vãng lai đến hành hương, lễ bái.

4.2. Tham quan, vãng cảnh

Sau khi đã tham quan, khám phá nét kiến trúc đặc sắc của khu đền chính, du khách có thể dành thời gian để vãng cảnh chùa với 2 điểm đến nổi tiếng là Giếng Tiên và động Sơn Trang:

Giếng Tiên

Giếng Tiên nằm trong khuôn viên thanh tịnh của Đền Cặp Tiên. Nơi đây là một giếng cổ gắn liền với truyền thuyết về 2 vị tiên ông và 2 nàng tiên năm xưa đã đến đây đàm đạo, thưởng ngoạn cảnh sắc.

 

Dù trong vùng hay xuất hiện triều cường gây ngập lụt nhưng quanh năm giếng vẫn đầy ắp nước, nước trong và mát lạnh. Theo lời của người dân trong vùng truyền lại, nếu uống nướng được lấy từ Giếng Tiên thì sẽ luôn xinh đẹp, tươi trẻ như tiên.

Động Sơn Trang

Động Sơn Trang nằm gần đền chính. Phía ngoài động là nơi hành lễ, phía trong đắp núi đá và đặt các pho tượng được tạc tinh xảo. Tượng thờ gồm có tượng Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, tượng 12 cô Sơn trang, tượng cậu và tượng nhị vị vương bà. Giữa động có treo 1 bức hoành phi khổ lớn, có đề bốn chữ “Nữ động sơn trang”.

 

4.3. Đi lễ Đền Cặp Tiên

Với không gian linh thiêng, an yên, Đền Cặp Tiên là chốn dừng chân của khách hành hương từ khắp mọi nơi. Du khách thường chuẩn bị hương hỏa, mâm lễ để đến dâng tại đền chính, động Sơn Trang với ước mong cầu may mắn, sức khỏe, tiền tài cho bản thân, gia đình.

 

Hàng năm, cứ vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch, Đền Cặp Tiên lại tổ chức khai hội với nhiều hoạt động hấp dẫn và thú vị. Du khách có cơ hội hành hương, chiêm bái cũng như khám phá thêm những nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người dân Vân Đồn.

 

7. Một số lưu ý khi đi lễ Đền Cặp Tiên

Khi đến tham quan, vãng cảnh Đền Cặp Tiên, du khách cần chú ý một số điểm sau:

  • Theo dõi dự báo thời tiết để sắp xếp lịch trình di chuyển, tham quan phù hợp.
  • Du khách có thể đến tham quan ngôi đền quanh năm nhưng thời điểm lý tưởng nhất là vào dịp đầu xuân, năm mới.
  • Tuân thủ theo quy định của Ban quản lý khu di tích: Trang phục lịch sự, nhã nhặn, đi nhẹ, nói khẽ, vứt rác đúng nơi quy định, không tự ý sờ, chạm vào tượng và các cổ vật được trưng bày trong chùa.

Bài viết này đã cùng bạn khám phá những thông tin bổ ích và lý thú nhất về Đền Cặp Tiên – Di tích Quốc gia đặc biệt tạo huyện Vân Đồn. Với vẻ đẹp kiến trúc đặc sắc, lịch sử lâu đời cùng những câu chuyện truyền thuyết ly kỳ, ngôi đền là điểm du lịch tâm linh mà bạn không nên bỏ qua khi đến Quảng Ninh.

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll