Đền Bà Triệu - Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa hơn 2000 năm của Thanh Hóa
admin | Đăng lúc 14:39 - 16/05/2023

Đền Bà Triệu đã tồn tại hơn 2000 năm và trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách khi nhắc đến Thanh Hóa. Vậy địa danh lịch sử – văn hóa này có gì đặc biệt? Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay sau đây nhé!

 

1. Giới thiệu đôi nét về đền Bà Triệu  

Đền Bà Triệu hay còn được gọi là đền thờ bà Triệu Thị Trinh. Ngày trước, bà là một trong những vị tướng anh hùng có công lao lớn trong công cuộc đánh đuổi quân xâm lược vào nước ta những năm thuộc thế kỷ III trước công nguyên. 

Để tưởng nhớ công ơn của bà, nhân dân đã lập đền thờ từ thế kỷ VI dưới triều Tiền Lý Nam Đế. Đến thời nhà Nguyễn, ngôi đền thờ đã được trùng tu và cải tạo lại. Hiện tại, đây là một phần di tích lịch sử di tích quý giá của Việt Nam đang được bảo tồn. 

Đền Bà Triệu - Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa hơn 2000 năm của Thanh Hóa

So với những ngôi đền khác, đề thờ bà Triệu có kiến trúc Bắc Trung Bộ đặc trưng, có nét đẹp trầm mặc, cổ kính nhưng cũng có phần hiện đại, tinh tế. Ngoài là nơi tưởng nhớ công ơn của bà Triệu thì đền còn là nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày các cổ vật, kho tàng sự tích, ca dao, huyền thoại và các hiện vật hiếm có khác. 

2. Đôi nét về lịch sử đền Bà Triệu 

Đền được xây dựng vào cuối thế kỷ II (TCN) với mục đích để tưởng nhớ công ơn của bà Triệu Thị Trinh – vị tướng anh hùng có công lao lớn trong cuộc khởi nghĩa năm 248 chống giặc Ngô xâm lược. 

Đền bà Triệu đã từng có thời gian bị tàn phá do thời gian và chiến tranh. Đến thời vua Minh Mạng thế kỷ XVIII, công trình đã được chuyển tới vị trí hiện tại và giữa nguyên cho đến bây giờ. 

Đền Bà Triệu - Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa hơn 2000 năm của Thanh Hóa

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ngôi đền đã nhuốm màu phong sương, cổ kính. Du khách thập phương nên đến tham quan một lần tại đền Bà Triệu để tìm hiểu về lịch sử, văn hóa hào hùng một thời của dân tộc ta.

3. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển tới đền Bà Triệu

Ngôi đền Bà Triệu nằm trên ngọn núi Gai thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Du khách có thể kết hợp đi tham quan các địa điểm du lịch khác nhau tại xứ Thanh và đến đền vãn cảnh, thắp hương cầu mong bình an, may mắn. 

Về giao thông di chuyển, du khách có thể tham khảo một số phương tiện đi lại mà bài viết chia sẻ dưới đây: 

3.1 Máy bay

Du khách thập phương ở các tỉnh thành muốn tiết kiệm thời gian, công sức khi đi di du lịch có thể đi đường hàng không. Bạn có thể mua vé máy bay đáp tại sân bay Thanh Hóa của các hãng hàng không như Vietnam Airline, Vietjet, Bamboo… Bạn có thể mua vé trước từ 2 đến 4 tuần để săn ưu đãi, tiết kiệm chi phí nhé. 

3.2 Xe khách

Đây cũng là một phương tiện di chuyển được nhiều du khách lựa chọn khi đi du lịch. Bạn có thể đi xe khách tại địa phương đến Thanh Hóa rồi tiếp tục hành trình đến đền Bà Triệu. 

3.3 Xe cá nhân

Du khách muốn trải nghiệm chuyến đi thú vị hơn, có thể chủ động lịch trình thì có thể cân nhắc lựa chọn phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, trước khi lái xe đi, du khách nên kiểm tra xe kỹ lưỡng và mang theo các loại giấy tờ cần thiết nhé.

4. Giá vé tham quan đền Bà Triệu 

Du khách muốn vào tham quan đền Bà Triệu không cần phải mua vé vì đây là địa điểm du lịch miễn phí. Bạn hãy chú ý thời gian tham quan đền mở cửa để bố trí lịch trình phù hợp nhé. 

Đền Bà Triệu - Vẻ đẹp lịch sử, văn hóa hơn 2000 năm của Thanh Hóa

5. Đền Bà Triệu có gì hấp dẫn du khách? 

Ngày càng có nhiều lượt khách đến tham quan tại đền thờ Bà Triệu hơn. Địa điểm du lịch này không chỉ giúp bạn được khám phá, tìm hiểu thêm về kiến trúc, lịch sử mà còn là cơ hội để du khách được trải nghiệm văn hóa thông qua lễ hội đền Bà Triệu. 

5.1. Khám phá kiến trúc đền Bà Triệu 

Kiến trúc của công trình xây dựng theo phong cách truyền thống của những ngôi đền chùa ở Đồng Bằng Bắc Bộ. Quy mô xây dựng đền rộng đến 4ha trên một khu đất đẹp, có quang cảnh hữu tình trên núi Gai. 

Các hạng mục có trong đền Bà Triệu là cổng ngoại, hồ nước, bình phong, cổng trung, cổng nội và tả hữu mạn. Khu vực bên trong đền sẽ được phân thành ba khu là tiền đường, trung đường và hậu cung. 

Ngay khi đến đền, công trình đầu tiên du khách nhìn được chính là cổng ngoại. Cổng được xây theo kiểu tứ trụ làm từ đá nguyên khối. Trên đỉnh cột trụ có khắc hoạt tiết hình chim phượng lá lật và nghê châu. Hai bên là bức chạm nổi tượng voi chầu. Những điểm đặc trưng của đền chùa Bắc Bộ, đền Bà Triệu đều có. 

Giữa khoảng sân vườn là một hồ nước có hình chữ nhật có chiều dài 42m và rộng 30m. Hồ có ba mặt lan can riêng, mặt thứ 4 đối diện với khu đền chính và được thiết kế bậc thang lên xuống riêng. 

Đối diện với hồ nước của đền Bà Triệu chính là bình phong được làm từ đá nguyên khối. Công trình có dáng tự cuốn thứ, phía sau là cổng trung có cấu trúc tứ trụ truyền thống như cổng ngoại. 

Bước qua cổng trung của đền là cổng nội. Hai bên cổng có tượng đá cổ hình nghê chầu. Bên trên sân tước nhà tiền đường là 2 dãy tả hữu mạc. Mỗi khu nhà được xây 5 gian, có lát gạch kiểu cổ, kèo làm bằng gỗ lim chạm hình hoa lá tinh xảo. 

Khu vực tiền đường của đền Bà Triệu thể hiện rất rõ kiến trúc và điêu khắc đậm dấu ấn thời Nguyễn. Cấu trúc khu vực này có 3 gian và 2 chái. mái thu hồi bít đốc, kìm nóc hình đầu rồng, đuôi rồng, đuôi cá…

Sau tiền đường của đền Bà Triệu là Trung đường. Kiến trúc công trình gồm 5 gian 2 tầng mái cong. Gian giữa có 2 tượng nghê chầu cổ. Bậc tam cấp đặt tượng hình rồng chầu theo kiểu dáng thời nhà Lê, làm bằng đá xanh nguyên khối. 

Khu vực hậu cung của đền Bà Triệu được nối với Trung đường với sân rộng 7mx2m. Hậu cung được làm từ gỗ với 3 gian nhà 2 chái, tầng mái cong và có vị trí cao nhất trong đền. Trong đền có tượng Vua Bà đang ngồi trên ngai, bên phải thờ phụ thân, trái thờ phụ mẫu của vua Bà. 

Hậu cung là công trình nằm ở phía sau và được nối với Trung đường qua một khoảng sân dài hơn 2m, rộng gần 7m. Công trình có kiến trúc gỗ 3 gian 2 chái, hai tầng mái cong. Đây là cũng là nơi có vị trí cao nhất của đền dùng để thờ tượng Vua Bà ngồi trên ngai. Bên phải thờ phụ thân, bên trái thờ phụ mẫu của Vua Bà.

5.2. Tham quan cổ vật ở đền Bà Triệu

Bên trong đền bà Triệu hiện nay vẫn còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, có giá trị về văn hóa rất lớn. Có thể kể đến một số hiện vật như 10 cuốn thần phả được viết bằng chữ Hán, 65 đạo sắc phong qua các triều đại phong kiến.

Đặc biệt nhất trong các cổ vật hiện có trong đền chính là tượng bà Triệu làm bằng đồng nguyên khối. Cổ vật được người dân địa phương và chính quyền gìn giữ cẩn thận, du khách đến thăm đền nên tới để chiêm ngưỡng một lần. 

5.3. Tham gia lễ hội Đền Bà Triệu

Lễ hội Bà Triệu của đền được tổ chức vào ngày 19 đến 24 tháng 2 âm lịch hàng năm. Ngày hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa để du khách và người dân địa phương có thể tham gia cùng như rước kiệu, tế lễ, tế nữ quan, thi thổi cơm, đánh cờ tướng…

 

6. Lưu ý khi đi tham quan đền Bà Triệu 

Chuyến đi tham quan đền bà Triệu của du khách sẽ thêm phần đáng nhớ hơn khi du khách chú ý đến một số vấn đề như sau: 

  • Khi đi tham quan, vãn cảnh hay thắp hương tại đền, du khách nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo. Tránh ăn mặc hở hang ở chốn linh thiêng. 
  • Không gây ồn ào, mất trật tự ở đền và tránh làm phiền đến người khác. 
  • Hạn chế quay phim, chụp ảnh trong đền. 
  • Du khách có thể đến thăm đền bất cứ khi nào, tuy nhiên, nếu có thể bạn nên đến đền vào ngày lễ hoặc đầu năm, đặc biệt là ngày lễ hội để có thể hòa mình vào không khí vui tươi với người dân địa phương. 

Đền Bà Triệu vẫn luôn là điểm đến du lịch hấp dẫn có giá trị về văn hóa, lịch sử để du khách đến khám phá và trải nghiệm. Hy vọng bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với địa danh lịch sử vô cùng nổi tiếng này nhé!

Theo Ticotravel.com.vn

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll