Để trở thành một quản lý nhà hàng? Cần phải có những kỹ năng nào để trở thành quản lý nhà hàng? Đây chính là băn khoăn của những người đam mê công việc quản lý.
Để trở thành một người lãnh đạo, sếp trong công việc không hề dễ. Đặc biệt là những công việc quản lý rất nhiều nhân viên. Một trong những công việc được nhiều bạn trẻ hiện nay theo đuổi đó là quản lý nhà hàng ăn uống. Vậy để trở thành một quản lý nhà hàng bạn cần chuẩn bị những gì, có những kĩ năng nào? Hotelcareers.vn sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu nhé!
Để trở thành một quản lý nhà hàng?
Để trở thành một quản lý nhà hàng không hề dễ một chút nào. Ngoài những công việc thường nhật, quản lý nhà hàng còn phải thực sự đam mê nghề nghiệp, cố gắng học những kỹ năng cần thiết để trở thành người quản lý giỏi.
1. Công việc thường nhật của quản lý nhà hàng
- Quản lý toàn bộ nhân viên của nhà hàng, điều phối và sắp xếp công việc cho từng bộ phận.
- Phân tích và lập kế hoạch quảng bá, tổ chức các sự kiện Marketing và kế hoạch quảng cáo phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhà hàng ngày càng phát triển
- Lập báo cáo chi tiết theo ngày, tháng, quý, năm về tình hình kinh doanh, nhân viên nhà hàng và doanh thu.
- Lập ngân sách cho bộ phận Sales, mua hàng và phát triển nhân sự.
- Thiết lập các lịch trình điều phối và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà hàng.
- Tiếp nhận và giải quyết phàn nàn từ khách hàng về chất lượng dịch vụ và các món ăn được phục vụ tại nhà hàng.
- Gặp gỡ, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Thu nhận và bố trí các đơn đặt bàn từ trước.
- Tuyển dụng, đào tạo và thúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên.
- Duy trì và đảm bảo các tiêu chí về sức khỏe cũng như an toàn thực phẩm đối với các món ăn của nhà hàng.
2. Kỹ năng của quản lý nhà hàng
Có khả năng chịu được áp lực của công việc
Là một người quản lí nhà hàng ăn uống bạn phải đảm nhận rất nhiều công việc như: quản lý nhân viên nhà hàng, quản lí thực đơn, quản lí thực phẩm nhập vào. Chính các công việc đó sẽ làm bạn luôn căng thẳng, mệt mỏi vì thế rất cần một tinh thần làm việc hiệu quả, tâm lý sẵn sàng giải quyết được công việc.
Luôn sát sao được quá trình nhập hay mua thực phẩm từ bên ngoài vào nhà hàng
Đây là kỹ năng rất cần thiết vì việc mua thực phẩm sạch mới đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm và lấy được lòng tin từ rất nhiều khách hàng khác nhau.
Luôn tính toán chi tiết được chênh lệch về chi phí thực phẩm đầu vào với lợi nhuận của nhà hàng mình.
Biết sắp xếp công việc một cách hợp lí, luôn quan sát được mọi nhân viên làm việc để có thể quản lí tốt được mọi việc diễn ra tại một nhà hàng.
Hãy lắng nghe ý kiến của khách hàng và của mọi nhân viên
Về phía khách hàng: Luôn lắng nghe được phản hồi của họ, xem họ có hài lòng với thực đơn của nhà hàng hay không có gì góp ý, bổ sung để cho nhà hàng tốt lê.
Về phía nhân viên: Quản lý nhà hàng phải cố gắng trở lên thân thiện và lắng nghe những yêu cầu hay thắc mắc của họ để tạo điều kiện cho nhân viên là việc một cách tốt nhất.
Các kỹ năng khác
- Hiểu biết sâu về cách thức hoạt động của cả nhà hàng và mỗi bộ phân đồng thời điều phối tất cả nhân sự làm việc tại nhà hàng.
- Tính sáng tạo cao, luôn có những ý tưởng mới mẻ để giới thiệu nhà hàng và làm tăng doanh thu.
- Kỹ năng giao tiếp khéo léo, thành thạo, có vốn hiểu biết xã hội để có thể đàm phán cùng với khách hàng.
- Linh hoạt trong xử lý tình huống, khả năng sắp xếp và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thời gian ngắn.
- Có cái nhìn tổng quát về thị trường, biết được điểm mạnh, điểm yếu của nhà hàng và các đối thủ cạnh tranh.
- Kỹ năng tuyển dụng, đào tạo nhân sự và thúc đẩy năng suất làm việc.
- Khả năng theo dõi và phân tích tình hình kinh doanh, thiết lập báo cáo theo thời gian quy định.
Như vậy, để trở thành một quản lý nhà hàng không hề khó phải không các bạn. Điều quan trọng đó là các bạn có đam mê, muốn thử sức và luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình. Chúc các bạn thành công!
Theo Hotelcareers.vn