Cột cờ Hà Nội – Di tích lịch sử nổi tiếng có giá trị của thủ đô
admin | Đăng lúc 9:28 - 10/01/2024

Hà Nội là mảnh đất gắn liền với những di tích lịch sử có giá trị. Nơi đây chứa đựng nhiều địa danh ý nghĩa, giá trị, liên quan đến sự phát triển của đất nước. Nếu có cơ hội đến thủ đô, bạn đừng quên tới tham quan Cột cờ Hà Nội nhé. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những nét chính về di tích này cho du khách tham khảo.

 

1. Giới thiệu một số nét chính về Cột cờ Hà Nội

Hà Nội cổ kính luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách trong nước và nước ngoài. Mảnh đất Thăng Long 1000 năm văn hiến đã để lại những dấu ấn khó quên đối với bất kỳ ai. Hà Thành bên cạnh kinh tế phát triển vượt bậc thì đây còn là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử dường như nguyên vẹn.

Cột cờ Hà Nội - Di tích lịch sử nổi tiếng có giá trị của thủ đô

Một số địa điểm mà bạn nhất định phải tới khám phá tại Hà Nội như Hồ Gươm, Quảng Trường Ba Đình, Chùa Một Cột, Phủ Chủ Tịch, Chùa Trấn Quốc, Cầu Long Biên,…Trong đó, không thể bỏ qua Cột cờ Hà Nội – Kỳ đài tọa lạc trong quần thể Hoàng Thành Thăng Long , thuộc quản lý của Bảo tàng Lịch sử Quân Sự Việt Nam. 

Cột cờ Hà Nội - Di tích lịch sử nổi tiếng có giá trị của thủ đô

Cột cờ xây dựng với kiến trúc độc đáo, đứng sừng sững và uy nghiêm giữa lòng thủ đô. Đây được xem như biểu tượng đáng tự hào của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chúng. Trong hành trình khám phá Hà Nội, bạn có thể lựa chọn tới đây để tìm hiểu nhé.

2. Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển đến Cột cờ Hà Nội

Địa chỉ: đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội

Cột cờ Hà Nội nằm ở quận nào? Cột cờ nằm ngay trung tâm quận Ba Đình, cách Lăng Bác vài trăm mét, cách Hồ Hoàn Kiếm chỉ 1km, vì vậy du khách dễ dàng di chuyển tới tham quan bằng nhiều phương tiện khác nhau. Xe buýt, taxi và xe máy và các hình thức phổ biến nhất:

  • Xe bus: Một số tuyến bus đi từ các địa điểm trong thành phố đến ngay Cột cờ như buýt 22 BX Gia Lâm – KĐT Xa La, bus 45 Times City – BX Nam Thăng Long, bus 50 Long Biên – SVĐ Quốc Gia. Bạn chỉ cần mất 8.000 đồng là có thể mua vé xe bus di chuyển. 
  • Taxi: Với các nhóm bạn, nhóm du khách thì taxi là lựa chọn không tồi. Để uy tín và giá cả phải chăng, không bị nổ giá thì bạn nên đặt xe trên các app công nghệ như Be, Grab, Gojeck nhé. Tài xế sẽ đưa du khách đến tận nơi, rất tiết kiệm thời gian.
  • Xe máy: Bạn muốn tự do khám phá cảnh Hà Nội thì xe máy là phương tiện nên tham khảo. Du khách chỉ cần đổ một bình xăng đầy là tha hồ di chuyển đến tham quan Cột cờ Hà Nội và các di tích xung quanh.

Cột cờ Hà Nội - Di tích lịch sử nổi tiếng có giá trị của thủ đô

3. Thời gian mở cửa và giá vé tham quan Cột Cờ

Cột cờ mở cửa tất cả các ngày trong tuần, thời gian mở từ 9h sáng đến 17h chiều. Muốn vào đây tham quan, bạn cần mua vé với mức giá là 20.000 đồng/ người. Với người trên 65 tuổi và học sinh sinh viên, vé 10.000 người. Đối với người có công với cách mạng thì miễn phí vé vào nhé.

Cột cờ Hà Nội - Di tích lịch sử nổi tiếng có giá trị của thủ đô

4. Lịch sử của di tích Cột cờ 

Cột cờ Hà Nội xây năm nào? Cột cờ Hà Nội được xây dựng thời vua nào? Khoảng từ năm 1805 – 1812, Vua Gia Long cho xây dựng cột cờ với chức năng là đài quan sát xung quanh. Dưới thời giặc Pháp xâm lược, cột cờ là một trong các công trình vẫn giữ vẹn nguyên kiến trúc.

Cột cờ Hà Nội - Di tích lịch sử nổi tiếng có giá trị của thủ đô

Hình ảnh Cột cờ Hà Nội nổi bật với kiến trúc dạng tháp đứng, cao 30 nên từ đây có thể quan sát được khung cảnh hà Nội. 

Đến thời kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta bảo vệ và giữ gìn di tích ngày đêm. Năm 1945, lần đầu tiên cờ đỏ sao vàng được cắm tuyên bố cách mạng Tháng 8 hoàn toàn thắng lợi. 

Năm 1954, lá cờ đỏ sao vàng ở Kỳ Đài tung bay phấp phới, đánh dấu sự kiện chiến thắng Pháp. Giây phút này có thể nói là hạnh phúc với bất kỳ ai, niềm tự hào dân tộc mãnh liệt khơi dậy trong tâm trí mỗi người.

Cột cờ Hà Nội - Di tích lịch sử nổi tiếng có giá trị của thủ đô

Đến năm 1989, Đảng và Nhà nước ta đã ký quyết định công nhận Cột cờ Hà Nội là Di tích Lịch sử cần được bảo tồn. Trải qua hơn 50 năm, Lá cờ đỏ sao vàng vẫn ngày ngày tung bay trên đỉnh, trở thành biểu tượng vô cùng giá trị. 

5. Khám phá kiến trúc ở Cột Cờ Hà Nội

Với chiều cao lên đến 30m, trụ treo cờ là 10m, cột cờ có thiết kế dựng đứng hình chóp vuông, càng lên cao càng nhỏ lại. Chất liệu xây dựng hoàn toàn bằng đá và gạch cầu kỳ và chi tiết.

Cột cờ Hà Nội - Di tích lịch sử nổi tiếng có giá trị của thủ đô

Cột cờ gồm có 3 tầng với kích thước khác nhau. tầng 1 dài 42m, tầng 2 dài 27. Nơi đây chia thành khu vực trong nhà và ngoài trời nên du khách tha hồ tham quan. Khu vực bên trong nhà là nơi trưng bày nhiều bức tượng anh hùng và súng. 

Để dễ dàng di chuyển tham quan, người ta thiết kế thêm cầu thang dạng xoắn. Tại cầu thang của Cột cờ Hà Nội là cửa sổ nhỏ cho bạn dễ dàng ngắm cảnh bên ngoài. Ấn tượng nhất tại công trình Cột cờ Hà Nội là tầng 3 dài 12.8m. Đây là vị trí tuyệt vời để du khách thưởng ngoạn khung cảnh thành phố. 

Khám phá kiến trúc ở Cột Cờ Hà Nội

Bốn hướng của cột cờ có tầm nhìn khác nhau. Ví dụ như hướng Bắc nhìn ra Cửa Bắc, Đoan Môn hay Lâu Công Chúa. Hướng Tây view toàn cảnh Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình. Hướng Đông là nơi bạn dễ dàng ngắm toàn cảnh Hồ Gươm, phố đi bộ và Cầu Thê Húc soi bóng xuống dòng nước.

Lá Quốc kỳ trên đỉnh Cột cờ Hà Nội luôn được thay mới thường xuyên, biểu tượng cho nên độc lập và tự hào dân tộc lớn lao. Khi đặt chân Cột cờ, nhất định du khách sẽ có những cảm xúc lắng đọng. 

6. Những món ngon nhất định phải thưởng thức khi ghé thăm Cột Cờ

6.1. Phở bò Hà Nội

Nhắc đến món ăn Hà Nội thì phải kể đến đầu tiên là phở. Nhờ cách chế biến độc đáo, sáng tạo và khéo léo, phở bò mang hương vị đặc trưng, giữ trọn vị truyền thống của người Hà Thành.

Phở bò Hà Nội

Tô phở đầy đặn, nhiều nguyên liệu trông vô cùng bắt mắt như sợi phở, nước dùng, thịt bò thái lát, hành tây, hành lá. Khi thưởng thức, bạn đừng quên vắt chanh, thêm ít ớt cay và ăn kèm cùng với rau sống nhé.

Một số quán phở ngon gần ngay Cột Cờ Hà Nội mà bạn có thể tới ăn thử như Phở Ngọc Vượng, Phở Nhớ, Phở Lý Quốc Sư.

6.2 Bún thang Hà Nội

Bún thang Hà Nội là món ăn hấp dẫn tại Hà Nội với cách chế biến và trình bày khá chi tiết và cầu kỳ. Bún thang cũng gồm nhiều thành phần đa dạng như bún, nước dùng, thịt gà, giò lụa, trứng chiên, củ cải, nấm. Tất nhiên khi ăn không thể thiếu một bát nước chấm và rau thơm.

Bún thang Hà Nội

Hương vị nước dùng hòa quyện và các nguyên liệu khiến bạn thích mê cho mà xem. Gợi ý các quan Bún thang ở quận Ba Đình hấp dẫn như Bún D2 Giảng Võ, bún thang Ngọc Tuyên hay bún Thang Bà Đức. 

7. Các địa điểm du lịch khác gần Cột cờ 

7.1. Hoàng Thành Thăng Long

Sở hữu diện tích lên đến 20ha, Hoàng Thành Thăng Long là nơi gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đây là công trình có ý nghĩa kiến trúc, văn hóa và lịch sử. Năm 2010, nơi đây được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. 

Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng Thành Thăng Long chia thành nhiều khu vực khác nhau như khu khảo cổ học, Bắc Môn, Điện Kính Thiên, Cổng Hành Cung, Cửa Bắc,…Ghé thăm di tích này, bạn tha hồ check in nhé.

7.2 Quảng trường Ba Đình

Nằm cách Cột cờ Hà Nội không xa, Quảng trường Ba Đình là điểm đến cho bạn nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Không chỉ có quy mô rộng mà cảnh quan xung quanh Quảng trường cũng là điểm nhấn.

Quảng trường Ba Đình

Đây được biết đến là di tích lịch sử đáng tự hào của cả dân tộc Việt Nam, nơi chứng kiến những thăng trầm đất nước. Đến đây vào mỗi sáng, du khách có thể chiêm ngưỡng lễ Thượng cờ uy nghiêm. Người dân Việt Nam không mất vé, còn mất 40.000 đồng với khách quốc tế nhé.

Trên đây là những thông tin về di tích Cột cờ Hà Nội chia sẻ đến bạn. Mong hành trình khám phá của du khách thật trọn vẹn và có thêm nhiều trải nghiệm. 

Theo Ticotravel.com.vn

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll