Con đường gốm sứ – Công trình mang đậm tính nghệ thuật và lịch sử
admin | Đăng lúc 16:07 - 21/01/2022

Con đường gốm sứ là con đường mang nét độc đáo tạo nên nét riêng biệt khi du khách tham quan thủ đô. Bức tranh gốm rực rỡ sắc màu với những “trường đoạn độc đáo” mang theo các câu chuyện kể khác nhau đã phần nào khái quát được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của dân tộc.

 

Khách du lịch Quốc tế chụp ảnh kỷ niệm tại con đường
Khách du lịch Quốc tế chụp ảnh kỷ niệm tại con đường

Con đường gốm sứ ở đâu?

Con đường gốm sứ sông Hồng là một công trình nghệ thuật đặc sắc. Con đường nằm trong chương trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long  của nhân dân Hà Nội.

Được sự tài trợ nhiệt tình của Ford Foundation, Con đường Gốm sứ bắt đầu khởi công từ năm 2008. Con đường là một bức tranh ghép gốm gồm 21 trường đoạn. Con đường được chạy dài từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp

Con đường gốm sứ sặc sỡ sắc màu
Con đường gốm sứ sặc sỡ sắc màu

Con đường gốm sứ ven sông Hồn dài gần 3.950m với diện tích khoảng 7.000 m2. Con đường này đã được tổ chức Guinness công nhận “Bức tranh ghép gốm sứ lớn nhất thế giới (2010).

Con đường nằm ở vị trí mặt đường, đông người qua lại. Vì vậy bạn có thể dễ dàng đến ngắm nhìn con đường được thiết kế sặc sỡ, bắt mắt này.

Tác giả con đường gốm sứ

Với tấm lòng yêu Hà Nội, Họa sỹ – Nhà báo Nguyễn Thu Thủy đã đề xuất ý tưởng về con đường. Ý tưởng mang tên: “Con đường gốm sứ ven sông Hồng – quà tặng Thăng Long – Hà Nội 1000 năm”. Mục đích xây dựng nhằm che đi những đoạn đê muôn thuở “xấu xí”. Bên cạnh đó khoác vào đó một bộ mặt mới sinh động và hào nhoáng lên con đường trong dịp đại lễ ngàn năm.

Nhà báo Nguyễn Thu Thủy sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Chính nhờ thói quen quan sát tinh tế của nghề báo và niềm đam mê với hội họa đã khiến cô đề ra kế hoạch “tô điểm” cho con đê sông Hồng. Con đường này là đường thường ngày cô đi qua để đến cơ quan.  Trên nó không ít đoạn bị bôi bẩn, vẽ bậy… Vì vậy cô muốn biến nó thành một dấu ấn nghệ thuật trường tồn cùng thời gian. Đồng thời con đường sẽ ghi lại mốc son khi Hà Nội tròn nghìn năm tuổi.

Với sự chấp thuận của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, dự án nghệ thuật này được giao Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội đứng ra làm đơn vị chủ trì. Công ty Nghệ thuật Tân Hà Nội là đơn vị triển khai dự án và một Hội đồng nghệ thuật 9 thành viên là: Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội Mỹ thuật Hà Nội, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội, Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long Hà Nội và Sở Qui hoạch Kiến trúc Hà Nội.

Thiết kế độc đáo, mang đậm tính nghệ thuật của con đường

Con đường được thiết kế như là những tác phẩm nghệ thuật. Có thể kể đến từ Đông Sơn qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu thường được khắc họa trên thổ cẩm. Các tranh vẽ của thiếu nhi Việt Nam và quốc tế hướng về Hà Nội.

Con đường mang đậm tính nghệ thuật và lịch sử
Con đường mang đậm tính nghệ thuật và lịch sử

Ngoài ra còn có tranh đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế. Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng được đắp lên tỉ mỉ. Những tinh hoa từ các làng gốm Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bàu Trúc… được khai thác triệt để.

Công trình có sự tham gia nhiệt tình của các nghệ sĩ trong nước như các nhà điêu khắc Hà Huy Mười, Bùi Viết Đoàn. Các họa sĩ Ngô Bá Hoàng, Lê Huy Tiếp, Phan Thanh Sơn… cũng đã nhiệt tình thiết kế.

Ngoài ra con đường gốm sứ còn có sự góp mặt của các nghệ sĩ nước ngoài. Có thể kể đến nghệ sĩ gốm Joel Bennett. Ông là Phó Giáo sư trường Đại học Mỹ thuật Santa Rosa – California, Mỹ. Vợ chồng nghệ sĩ Jon Pounds và Olivia Gude là lãnh đạo Nhóm nghệ thuật công cộng Chicago – Mỹ. Các nghệ sĩ Hà Lan cũng đã tài trợ một đoạn tranh mang dấu ấn hội họa nhà thiên tài Van Gogh.

Nếu có dịp đến Hà Nội thì con đường gốm sứ sẽ là địa điểm thú vị để bạn ghé qua. Đặc biệt nơi đây là địa điểm tham quan free – không mất phí. Đó không chỉ là con đường tô đẹp thêm cho cảnh quan thủ đô mà còn mang tính biểu tượng, văn hóa và lịch sử sâu sắc.

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll