Có một dòng chảy êm đềm ở Quảng Bình mang tên 'sông Nhật Lệ'
admin | Đăng lúc 13:48 - 23/09/2022

Sông Nhật Lệ với làn nước xanh trong, dòng chảy êm đềm cùng vẻ đẹp thơ mộng không chỉ trở thành cảm hứng sáng tác cho thi ca, nhạc họa mà còn là một điểm nhấn về du lịch của mảnh đất Quảng Bình nắng gió. 

 

Nơi bắt nguồn của sông Nhật Lệ 

Sông Nhật Lệ Quảng Bình được bắt nguồn từ núi U Bò thuộc dãy Trường Sơn chảy thẳng ra biển Đông ở cửa Nhật Lệ. Sông có chiều dài là 85km gồm 2 nhánh: sông Kiến Giang chảy xuyên qua huyện Lệ Thuỷ và sông Đại Giang (Long Đại) chảy qua huyện Quảng Ninh, hai nhánh gặp nhau ở Trung Quán. 

Cửa sông Nhật Lệ Quảng Bình
Cửa sông Nhật Lệ
 
 Giới thiệu về sông Nhật Lệ
(Ảnh: tarek_nguyen)

Từ trên cao nhìn xuống, cả dòng sông Nhật Lệ đẹp tựa một dải lụa mềm mại, óng ánh uốn lượn quanh thành phố Đồng Hới, ở đó hàng ngày đều có những con thuyền ngược xuôi tấp nập trên mặt nước dịu dàng.

Đôi nét về sông Nhật Lệ
Dòng sông giống hệt một dải lụa dịu dàng

Tên gọi 'Nhật Lệ'

Tên gọi Nhật Lệ theo truyền thuyết

Theo nhiều truyền thuyết cho rằng cái tên "Nhật Lệ" được ra đời là bởi gắn liền với nhiều duyên nợ. Có huyền thoại truyền lại rằng ngày xưa vương phi của nước Chiêm Thành Xạ Đẩu là Mỵ Ê đã đắm mình xuống sông để thủ tiết sau khi biết được vua Lý Thái Tông đem binh đi xâm lược Chiêm Thành vào năm 1044. 

Sau đó Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa rằng sẽ gả công chúa Huyền Trân cho nước Chiêm Thành để lên làm hoàng hậu. Cuộc hôn nhân chính trị đó đã mang về cho Đại Việt hai châu là Lý, Ô. Tuy nhiên trên đường sang làm dâu xứ người, nàng công chúa đã khóc không ngừng, nhiều giọt nước mắt đã vô tình rơi xuống cửa sông. Vì cảm thương cho kiều nữ đã đánh rơi những giọt lệ buồn mà người dân xưa đã đặt tên cho con sông là Nhật Lệ. 

Check in sông Nhật Lệ Quảng Bình
(Ảnh: nguoitotbungxinhdep_)

Cắt nghĩa 'Nhật Lệ' theo Hán tự

Nếu giải nghĩa theo Hán Tự thì "lệ" có nghĩa là hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần rồi thành thói quen, "nhật" mang hàm nghĩa là ngày. Vì thế "Nhật Lệ" được hiểu là hàng ngày đều có dòng nước chảy giống nhau. Có nhiều người lại hiểu "lệ" là đẹp bởi thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây một cảnh sắc hiếm thấy. Ngày nay kết hợp với bàn tay xây dựng tài hoa của con người đã khiến cho đôi bờ Nhật Lệ khoác lên mình một vẻ đẹp trẻ trung, lộng lẫy. 

 Vì sao gọi là sông Nhật Lệ
Cầu Nhật Lệ 1

Tên gọi sông Nhật Lệ truyền miệng

Theo nhiều lời truyền miệng cho rằng, vào thời gian chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1570 - 1786) dòng sông Gianh trở thành ranh giới phân chia đàng trong, đàng ngoài. Lúc này những người dân ở bờ Nam luôn hướng ánh mắt về phía bên kia sông để nhớ nhung về người thân, quê hương mà giọt lệ tuôn rơi lúc nào không hay. Lâu dần những giọt nước mắt chảy thành dòng sông rồi lại chảy ra biển và cái tên Nhật Lệ cũng ra đời từ đó. 

Tên gọi sông Nhật Lệ
Cầu Nhật Lệ 2

Những dấu ấn lịch sử trên sông Nhật Lệ Quảng Bình 

Theo sử sách ghi lại thì sông Nhật Lệ có từ thời nhà Lý, vào thời gian từ 1069 - 1075 thì sông có tên cũ là Đại Uyên. Cửa Nhật Lệ còn được gọi với các cái tên khác như: cửa Sài, Trú Nhạ, Hà Cừ,... Đây là loại cửa lệch không sâu, không rộng, nước chảy hiền hoà vừa vặn cho các thuyền nhỏ, vừa ra vào neo đậu. 

Trong cuộc chiến giao tranh Trịnh Nguyên thì quân Trịnh chiếm đóng ở đèo Ngang đến bờ bắc của sông Gianh, quân Nguyễn thống trị bờ nam sông Gianh kéo dài đến sông Nhật Lệ, đây cũng là tuyến phòng thủ của quân Nguyễn với nhiều phòng tuyến chắc chắn nhuư: luỹ Thầy, luỹ Trường Dục do Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng. Hiện nay, di tích Quảng Bình Quan, luỹ Thầy, thành quách thời Nguyễn vẫn được bảo vệ, giữ gìn. 

Dấu ấn lịch sử tại sông Nhật Lệ
Trước đây dòng sông có tên là Đại Uyên

Trong cuộc chiến tranh chống quân Mỹ xâm lược (1954 - 1975), không lực Mỹ liên tục đem các máy bay hạng nặng ra đánh chiếm, thả bom miền Bắc. Quảng Bình là vùng bị đánh phá ác liệt nhất bởi đây là trọng điểm tiếp tế quân lương cho chiến trường miền Nam. Nhiều điểm bị đánh phá và để lại các chiến tích như: phà Xuân Sơn, phà Long Đại, phà sông Gianh, Quốc lộ 1A, đèo Ngang, đường 559, cửa biển Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới. 

Lịch sử sông Nhật Lệ
Con sông đã chứng kiến biết bao trận đánh ác liệt trong quá khứ

Dòng sông Nhật Lệ là một chứng nhân lịch sử cho nhiều cuộc chia xa, đoàn tụ của người dân miền Trung ruột thịt. Con sông giống hệt một người mẹ hiền an ủi những giọt nước mắt của đồng bào. 

Sông Nhật Lệ về đêm
Sông Nhật Lệ lung linh khi đêm về

Ngắm bình minh trên sông Nhật Lệ 

Không phải ngẫu nhiên mà thành phố Đồng Hới được ví là "chim câu trắng bên bờ biển Đông", một bông hoa hồng ấm áp trong nắng sớm. Thành phố này được thiên nhiên trao tặng cho sông Nhật Lệ luôn chảy hiền hoà, ôm ấp cả thành phố. Khi bình minh lên, dưới những tán cây, rặng dừa thì thú vui thú vị nhất của nhiều người chính là được chiêm ngưỡng những ngôi nhà nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông huyền ảo. Khi mặt trời lên cao một chút nữa, vượt qua những rặng dừa thì các tia nắng bắt đầu lan toả cả dòng sông như dát một lớp vàng mỏng. Lúc này một vài thuyền, bè xuôi ngược dòng sông ra khơi. Bình minh trên sông Nhật Lệ mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, bình yên. Người dân bản địa cho dù sinh sống ở đây rất lâu nhưng vẫn luôn có cái thú đến sông ngắm bình minh và đã được đến bao nhiêu lần thì vẫn luôn háo hức như lần đầu tiên. 

Sáng bình minh ở sông Nhật Lệ
Sáng bình minh ở sông Nhật Lệ
 
Bình minh trên sông Nhật Lệ
(Ảnh: thesadnessofrosie)
 
Du lịch sông Nhật Lệ
Ngắm bình minh ở sông Nhật Lệ 

Khám phá khu chợ sáng bên sông Nhật Lệ 

Ngay bên cạnh sông Nhật Lệ có một khu chợ sớm mang tên là chợ Đồng Hới. Đây là khu chợ lớn nhất của cả thành phố. Ở sau lưng chợ có một bến cá với hình ảnh ghe thuyền tấp nập ra vào. Hàng ngày, vào lúc bình minh và buổi lưng chừng chiều thì rất nhiều tàu cá đi đánh cá trở về để đưa hải sản lên bờ. Các thuyền đều cập bến đều đặn mỗi ngày để cung cấp hải sản cho cả thành phố. 

Chợ sáng nằm cạnh sông Nhật Lệ
Khung cảnh đông đúc vào sáng sớm 

Vào buổi chiều là lúc chợ hoạt động đông đúc nhất nhưng có lẽ thời khắc ấn tượng nhất ở đây là vào thời gian sáng sớm. Lúc đó, ánh nắng mặt trời có phần dịu dàng, chưa gay gắt lại có nhiều thuyền nhỏ trở về bến tạo nên một khung cảnh hết sức thơ mộng. 

Khu chợ sáng bên sông Nhật Lệ
Đây là chợ đầu mối về hải sản ở Đồng Hới

Người dân Quảng Bình vẫn thường hay nói với nhau rằng dù có đi ngược về xuôi, bị cuốn vào nhịp sống hối hả diễn ra thường ngay thì chỉ cần được thả hồn bên dòng sông Nhật Lệ đón bình minh, ngắm cảnh thì tâm hồn sẽ được "gột rửa" để tìm về sự an nhiên. 

Theo luhanhvietnam.com.vn

LIKE PAGE XEM TIN MỚI MỖI NGÀY
Scroll