Thiên nhiên ban ban tặng cho Bắc Giang mảnh đất trù phú nhiều cảnh đẹp và danh lam thắng cảnh. Đây cũng là mảnh đất tâm linh và lưu trữ nhiều bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo từ thời xa xưa. Đặc biệt mảnh đất tươi đẹp này còn tồn tại một ngôi chùa cổ kính. Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang mang một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang – Ngôi chùa cổ thời Lý còn xót lại
Chùa Vĩnh Nghiêm được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: Chùa Đức La, chùa La, chùa Thánh La, chùa Chúc Thánh…. Chùa tọa lạc ở một nơi có vị thế đẹp, được thiên nhiên ưu đãi và có cung đường thuận tiện tương đối đắc địa khi ngự tại thôn Quốc Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Đây cũng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và luôn giữ gìn văn hóa tôn giáo nước ta từ xưa cho đến nay.
Ngôi chùa này nổi tiếng với tiếng thiêng ở Bắc Giang, nơi này còn được coi là chốn tổ của phái thiền viện Trúc Lâm. Ngôi chùa cổ được chia làm 2 giai đoạn xây dựng và tu bổ lớn nhất:
- Thời Lý: Chùa có từ đầu thời Lý Thái Tổ (1010-1028), tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự với sự phát triển mạnh của Phật Giáo ở thế kỷ XIII được Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu bổ, xây dựng thành trung tâm Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.
- Đến đầu thời Nguyễn: Chùa được đại trùng tu và bổ sung tượng Phật, tượng 3 vị tổ Trúc Lâm và nhiều bức chạm khắc có giá trị nghệ thuật được sáng tác trong lần trùng tu này. Ngoài ra chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như thư tịch và tư liệu cổ ghi nhận là một danh lam cổ tự đứng đầu
Khám phá kiến trúc cổ của chốn tổ thiền viện Trúc Lâm
Vị trí và kiến trúc của chùa Vĩnh Nghiêm nói lên tất cả sự linh thiêng
Chùa nằm giữa sông Thương và sông Lục Nam. Mặt trước của chùa Vĩnh Nghiêm hướng về ngã ba sông , xung quanh được bao phủ bởi những ngọn núi lớn. Nổi tiếng nhất là núi Cổ Tiên, hướng mắt ra xa hơn phía bên kia con sông quý du khách sẽ nhìn thấy Đền Kiếp Bạc, là nơi thờ hưng đạo đại vương Trần Hưng Đạo.
Đặc biệt kiến trúc của Chùa Vĩnh Nghiêm được thiết kế và xây dựng trên một khoảng đất trống rộng 1ha được bao phủ xung quanh là những rặng tre nên tương đối mát mẻ vào mùa hè. Sau khi du khách bước vào công tam quan sẽ thấy được nét thiết kế đẹp của ngôi chùa như: Cổng tam quan, Toà tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, Nhà tổ đệ nhất, Gác chuông, Nhà tổ đệ nhị tất cả đều mang đậm kiến trúc đền chùa cổ xưa như mái ngói cong vút, điện thờ uy nghi… qua thời gian mà vẫn in đậm kiến trúc nghàn năm.
Những di sản Phật Giáo Việt Nam quý hiếm được lưu trữ tại nơi đây
Nhiều hiện vật cổ di sản Phật Giáo được lưu trữ tại đây. Trong đó phải kể đến công trình hệ thống tượng Phật, hoành phi câu đối, tranh, bia đá trải qua gần nghìn năm lịch sử vẫn còn in đậm… Trong đó, nổi bật là 3.050 bản ván gỗ khắc chữ Hán và Nôm gồm các bộ kinh sách đạo Phật. Những bản mộc sách được các tăng ni phật tử ghi chép lại được lưu giữ cẩn thận, chữ rất sắc nét, có giá trị nghệ thuật vô giá.
Ở tòa Tam bảo lưu giữ 3 báu vật của chốn Thiền Viện Trúc Lâm được coi là quốc bảo của chùa gồm: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Phật bảo ở đây là những pho tượng được để ở ngôi tôn quý, thờ phụng, hương hỏa quanh năm. Pháp bảo là các kinh sách bàn về việc nhà Phật luôn dăn dạy những điều hay ý đẹp.
Kinh nghiệm đi chùa Vĩnh Nghiêm, chùa thiêng ở Bắc Giang
Chùa Vĩnh Nghiêm mở cửa quanh năm cho khách du lịch đến tham quan và dâng hương dâng lễ, nhưng hàng năm vào ngày 14 tháng 2 âm lịch, chùa thu hút đông đảo dân địa phương cũng như khách thập phương trong và ngoài nước về dâng lễ tìm về đất Phật và tham gia các hoạt động đặc sắc trong lễ hội.
Bạn chỉ cần mất một ngày là có thể tham quan và tìm hiểu kỹ mọi nét đẹp và kiến trúc quanh chùa. Ngoài ra bạn có thể ghé qua núi Cổ Tiên và đền Kiếp Bạc gần đấy để du ngoạn và thưởng thức nhiều món ăn ngon nhé!
Trải qua 700 năm lịch sử, chứng kiến bao sự đổi thay của dân tộc ta mà ngôi chùa vẫn giữ được nguyên vẹn. Đến du khách sẽ cảm thấy nhẹ nhõm khi hòa mình trong tiếng chuông chùa, từng tiếng mõ làm thanh tịnh lòng người. Hãy cùng ghé qua chùa Vĩnh Nghiêm để được được sống lại trong không gian đất phật có một không hai ở nơi này nhé!
Nguồn: Poliva