Ngay giữa Hà Nội là chùa Trấn Quốc, đây là ngôi chùa chứa đựng nhiều giá trị về lịch sử, tâm linh và có kiến trúc độc đáo. Ngôi chùa là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất khi tham quan Thủ đô Hà Nội.
Chùa Trấn Quốc ở đâu?
Chùa Trấn Quốc Hà Nội có lịch sử hơn 1500 năm được coi là ngôi chùa lâu đời nhất Hà Nội. Chùa tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ phía Đông Hồ Tây thuộc địa phận quận Tây Hồ. Chùa là sự kết hợp hài hòa giữa nét trầm mặc cổ kính và màu xanh mát của cây cối.
Chùa nằm trên đường Thanh Niên. Vì vậy du khách thập phương có thể dễ dàng tìm đến vãn cảnh chùa. Du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng xe buýt, xe máy hoặc ô tô.
Chùa chỉ cách trung tâm thành phố tầm 4 km. Vì vậy nếu du khách di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy thì chỉ mất từ 15 đến 20 phút di chuyển. Ngoài ra chùa còn miễn phí vé gửi xe cho du khách.
Bên cạnh đó nếu như du khách muốn di chuyển bằng xe buýt thì có thể lựa chọn 2 tuyến buýt 33 và 50. Với 2 tuyến xe bus này, các tăng ni phật tử sẽ dễ dàng tìm được đường đến vãn cảnh chùa bởi điểm dừng xe khá gần với chùa.
Chùa Trấn Quốc rất vinh dự khi được trang Thrillist uy tín bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Chính vì thế, nơi đây là điểm dừng chân không chỉ dành riêng các tín đồ Phật giáo mà cả du khách thập phương.
Giở mở cửa và giá vé của chùa Trấn Quốc
Đối với các du khách lần đầu đến với chùa Trấn Quốc sẽ thắc mắc là rằng chùa mở cửa lúc mấy giờ và giá vé vào cửa khi tham quan chùa là bao nhiêu? Hàng này, chùa Trấn Quốc giờ mở cửa từ 8 giờ sáng và đóng cửa vào lúc 4 giờ chiều. Chùa luôn mở cửa đúng giờ để chào đón những du khách đến thắp hương, hành lễ tại chùa. Giá vé vào chùa là khoảng 5.000 đồng/ người/ lượt.
Vời thời Lý – Trần, chùa Trấn Quốc đã từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long. Vua và các quan thường chọn nơi đây là nơi vãn cảnh. Ngoài ra đây còn là địa điểm cúng lễ vào những dịp đặc biệt trong năm như lễ, tết đến xuân về.
Đến ngày nay, nơi đây vẫn là điểm đến của không ít người bởi không gian thanh tịnh. Hàng năm, chùa là địa điểm tổ chức rất nhiều lễ hội phật giáo lớn. Mỗi dịp xuân về, chùa Trấn Quốc lại tổ chức lễ dâng sao giải hạn. Vì vậy, chùa thu hút rất nhiều người dân sắm lễ đi chùa Trấn Quốc giải hạn đầu năm cho gia đình. Ngoài ra lễ hội chùa Trấn Quốc còn được tổ chức rất hoành tráng như đại lễ phật đản. Lễ hội là dịp thu hút rất nhiều du khách thập phương đi lễ.
Kiến trúc của chùa
Kiến trúc của chùa Trấn Quốc được thiết kế đặc trưng theo phong cách của Phật Giáo. Toàn cảnh kiến trúc chùa trông xa như một đài sen đang khoe sắc. Bên cạnh đó không gian chùa được bố trí hài hòa với thiên nhiên. Chính vì vậy, khách hành hương đi chùa sẽ có được cảm giác an yên, thư thái.
Tổng thế kiến trúc của chùa tuân thủ theo các quy chuẩn đặc trưng của Phật giáo. Các lớp nhà được sắp xếp tinh tế theo hình chữ Công (工). Trong đó Thượng điện, Tiền đường và nhà Thiêu hương là ba ngôi chính trong chùa. Nhà Tiền đường có hướng về phía Tây, ngay đằng sau là Tam bảo. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn xây dựng Bảo tháp Lục độ đài sen đẹp vô cùng.
Đối xứng với Bảo tháp là cây bồ đề lớn hơn chục năm luôn xanh tươi tỏa bóng mát. Cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ trao tặng. Cây bồ đề gắn liền với Phật giáo là biểu tượng của lòng nhân ái, vị tha. Cây tượng trưng cho trí tuệ, trí giác vô thượng của Đức Phật. Hiện tại, chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật và Bồ Tát có giá trị và rất thẩm mỹ. Trong đó nổi bật nhất là tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Tượng được sơn son thiếp vàng lộng lẫy, uy nghiêm.
Nếu là người thích khám phá vẻ đẹp truyền thống và muốn tìm hiểu văn hóa tôn giáo thì du khách đừng quên đến với chùa Trấn Quốc trong những chuyến hành trình sắp tới.